Đừng từ bỏ hy vọng khi mắc bệnh ung thư
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và đoàn công tác vào ngày 18.3 có cuộc làm việc với một số đơn vị tại TP.HCM về vấn đề sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế.Tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Ngô Quang, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ngành y tế đang triển khai ba tổ hợp. Trong đó tổ hợp thứ ba là phát triển công nghệ sinh học, đây là một trong những ưu tiên hàng đầu mà ngành y tế tập trung.Đó là công nghệ nghiên cứu và sản xuất vắc xin, bao gồm sinh phẩm chẩn đoán, sinh phẩm điều trị. Với mục tiêu phát triển vắc xin thế hệ mới và sinh phẩm chẩn đoán, thuốc sinh học để phòng ngừa, điều trị các loại bệnh, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm, các bệnh phức tạp. "Trước đây vắc xin với quan điểm là để phòng bệnh, còn hiện nay tiếp cận vắc xin là để điều trị, nhất là các bệnh mà thuốc tân dược hoặc phương pháp điều trị khác thất bại, không có hiệu quả. Như vậy, việc phát triển công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ vắc xin hết sức quan trọng", ông Nguyễn Ngô Quang nói.Cũng theo ông Nguyễn Ngô Quang, trên thế giới có rất nhiều công nghệ sản xuất vắc xin nhưng hiện công nghệ mới (mRNA) dần thay thế công nghệ truyền thống. Ngành y tế Việt Nam xác định tập trung vào công nghệ mới, đặc biệt là để sản xuất vắc xin để điều trị."Sau 20 năm, Việt Nam đã có 8 trung tâm nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin. Cùng với đó có các nghiên cứu ở cộng đồng, bệnh viện. Hệ thống quản lý phát triển vắc xin của Việt Nam cũng đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận. Việt Nam đã nghiên cứu, sản xuất 11/12 vắc xin phục vụ cho chương trình tiêm chủng mở rộng. Việt Nam cũng đã tiến hành gần 30 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin theo tiêu chuẩn quốc tế và dần làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin tiên tiến. Hội đồng đạo đức của Bộ Y tế cũng được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận", ông Nguyễn Ngô Quang chia sẻ.Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận những khó khăn. Theo đó, phát triển vắc xin bao giờ cũng đòi hỏi đầu tư rất lớn, trang thiết bị đồng bộ và chuyên sâu, đội ngũ nhân lực trình độ cao. Mặt khác, nghiên cứu an toàn miễn dịch, đặc biệt là hiệu quả bảo vệ của vắc xin với thời gian có thể kéo dài 10 - 15 năm. Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ và sở hữu bản quyền cũng còn là thách thức. Chính vì vậy, Bộ Y tế đã ban hành 5 chương trình, trong đó có chương trình riêng cho nghiên cứu, sản xuất vắc xin, là cơ sở giúp cho các đơn vị phối hợp triển khai trên cơ sở nền tảng công nghệ thông minh. Trong năm 2025, ngành ưu tiên cho 4 dự án khoa học công nghệ đột phá, trong đó có dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vắc xin, đặc biệt là vắc xin công nghệ mRNA. Ông Nguyễn Ngô Quang cam kết, Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị hợp tác quốc tế phát triển nghiên cứu, sản xuất vắc xin. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, không phải khi dịch xảy ra mới tiêm phòng vắc xin, mà cần một chiến lược dài hạn và nền tảng khoa học công nghệ vững chắc. Đó là chủ động dự báo, chủ động nghiên cứu sản xuất các loại vắc xin mới để sẵn sàng tiêm ngừa, để dịch bệnh không xảy ra, hạn chế nguy cơ cao nhất xảy ra dịch. Đó là mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân."Ngành y tế thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, trong đó có trọng điểm, xây dựng nội lực để sản xuất vắc xin, thuốc sinh học, thuốc chống ung thư… để có sản phẩm hàng đầu, chất lượng cao", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam có trên 100 triệu dân và ý thức chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật của người dân rất cao. Trong đó, một trong những giải pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng bệnh truyền nhiễm là tiêm vắc xin. "Bộ Y tế đánh giá cao nỗ lực của các tổ chức nghiên cứu đã không ngừng tìm kiếm mô hình hợp tác mới, sáng tạo để đưa Việt Nam đến gần hơn mục tiêu tự chủ trong sản xuất vắc xin. Đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và chất lượng cao", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.Ông Tuyên yêu cầu các đơn vị trong nước phát triển đội ngũ chất lượng cao, thúc đẩy nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Đây là yếu tố cốt lõi để Việt Nam không chỉ sản xuất vắc xin cho nhu cầu sản xuất trong nước mà còn vươn ra quốc tế.Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, hiện Việt Nam đang tiêm 10 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo lộ trình đề ra, đến năm 2030 sẽ thêm 4 loại vắc xin vào chương trình. Do vậy, sản xuất vắc xin trong nước cần đáp ứng được tất cả các vắc xin này.Thanh niên tình nguyện hè dạy bơi cho trẻ và cách sơ cứu khi gặp đuối nước
Thị phần gạo Việt Nam tại EU tăng từ 1% những năm trước lên 3,1% trong năm 2024. Theo Hiệp định thương mại tự do EVFTA, EU chỉ cho hạn ngạch thuế quan 0% là 80.000 tấn gạo nhưng chỉ trong 3 tháng Việt Nam đã xuất khẩu tới 46.000 tấn, chiếm hơn 50%. Điều này cho thấy, nhu cầu và tiềm năng của hạt gạo Việt Nam tại thị trường EU còn rất lớn. Các số liệu hải quan của EU cho thấy nhu cầu thị trường này lên đến 3 - 4 triệu tấn gạo/năm.
'Cú hat-trick' xứng đáng cho Nguyễn Xuân Son, Thái Lan được danh hiệu gì?
Hôm 20.1, Tổng thống Trump cho biết ông đang xem xét áp thuế 25% đối với hàng nhập khẩu từ hai quốc gia này vào ngày 1.2, một sự “giảm tông" đáng kể so với đe dọa ông từng đưa ra là sẽ áp thuế ngay trong ngày đầu nhậm chức.Các nhà lãnh đạo của Canada và Mexico hôm 21.1 cho biết họ đã chuẩn bị bảo vệ lợi ích của mỗi nước khi Mỹ đang cân nhắc khả năng và thời điểm áp dụng các mức thuế quan mới.Hôm 20.1, Tổng thống Donald Trump cho biết ông đang xem xét áp thuế 25% đối với hàng nhập khẩu từ hai quốc gia này vào ngày 1.2, một sự “giảm tông" đáng kể so với đe dọa ông từng đưa ra là sẽ áp thuế ngay trong ngày đầu nhậm chức.Trong một bản ghi nhớ thương mại của tổng thống, ông Trump về cơ bản đề nghị có thêm nhiều nghiên cứu để hỗ trợ cho các hành động áp thuế trong tương lai.Các đe dọa áp thuế của Tổng thống Trump đối với Canada và Mexico xuất phát từ điều mà ông cho là nạn di cư bất hợp pháp và fentanyl xâm nhập từ các nước này đổ vào Mỹ.Các nhà đầu tư và nguồn vốn nước ngoài đã chuẩn bị đối phó với khả năng ông Trump đảo ngược các thỏa thuận thương mại lâu đời.Nhưng sự trì hoãn của ông đã thúc đẩy một đợt tăng giá cổ phiếu toàn cầu và khiến các loại tiền tệ khác tăng giá so với đồng USD.Thủ tướng Canada Justin Trudeau hôm 21.1 cho biết sự thịnh vượng mà ông Trump hứa hẹn cho nước Mỹ sẽ cần đến nguồn lực của Canada để thúc đẩy nó.“Chúng tôi sẽ kiên định tập trung vào việc bảo vệ cả lợi ích của Canada, nhưng cũng bảo vệ mối quan hệ kinh tế giữa Canada với Mỹ”, ông Trudeau nói. Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum cho biết chính phủ của bà đã tham gia các cuộc đàm phán song phương với chính quyền mới. Khoảng 80% hàng xuất khẩu của Mexico là sang Mỹ.Bà cũng cho biết chính phủ của bà sẽ đáp ứng nhu cầu của người di cư theo cách "nhân đạo"."Về các sắc lệnh, vì điều quan trọng là phải tham khảo các sắc lệnh được Tổng thống Donald Trump ký ngày hôm qua. Tôi muốn nói thế này: trước tiên, người dân Mexico có thể chắc chắn rằng chúng tôi sẽ luôn bảo vệ chủ quyền và nền độc lập của mình", bà tuyên bố.Bản ghi nhớ của Tổng thống Trump chỉ đạo các cơ quan liên bang điều tra tình trạng thâm hụt thương mại dai dẳng của Mỹ, các hoạt động thương mại không công bằng và cáo buộc thao túng tiền tệ tại các quốc gia khác.
Nghiên cứu do Talker Research - một cơ quan nghiên cứu của Mỹ, thực hiện, đã khảo sát 2.000 người tham gia từ ngày 23 đến 27 tháng 1 năm 2025, nhằm xem xét cách mọi người ngủ trưa và tìm hiểu xem điều gì khiến một số người ngủ trưa ngon hơn những người khác.Các nhà nghiên cứu đã xem xét thói quen, sở thích ngủ trưa và tác động của giấc ngủ trưa đến các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống.Tiến sĩ Nick Bach, nhà tâm lý học, tại Dịch vụ chăm sóc Sức khỏe tâm thần Grace Psychological Services (Mỹ) cho biết giấc ngủ - đặc biệt là ngủ trưa - ảnh hưởng đến tâm trạng, sự tập trung và sức khỏe tổng thể. Rất nhiều người ngủ trưa sai cách và sau đó tự hỏi tại sao mình cảm thấy uể oải thay vì sảng khoái. Đánh chú ý, nghiên cứu phát hiện ra rằng thời điểm ngủ trưa hoàn hảo là 13 giờ 42 phút. Tiến sĩ Bach giải thích: Một trong những sai lầm lớn nhất mà mọi người mắc phải là ngủ trưa quá muộn. Nếu bạn ngủ trưa vào cuối buổi chiều hoặc chạng vạng tối, điều đó có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ đêm của bạn. Lý tưởng nhất là ngủ trưa trước 15 giờ để duy trì lịch trình ngủ của bạn, theo trang tin nghiên cứu Study Finds.Lợi ích rất rõ ràng: Kết quả cho thấy những người ngủ trưa vào thời điểm 13 giờ 42 phút đã cảm thấy làm việc năng suất hơn ngay sau khi thức dậy.Nghiên cứu còn đưa ra những phát hiện thú vị sau: Những người thường xuyên ngủ trưa có thể có cuộc sống xã hội tốt hơn. Nghiên cứu phát hiện ra rằng "người ngủ trưa" có cuộc sống xã hội năng động hơn, điều này có thể cải thiện sức khỏe tinh thần, thể chất và nhận thức khi già đi, so với người không ngủ trưa. Đặc biệt, người ngủ trưa có đời sống tình cảm hài lòng so với người không ngủ trưa.Kết quả đã phát hiện ra rằng hầu hết mọi người thường ngủ trưa trong 51 phút và thức dậy lúc 14 giờ 33 phút. Tuy nhiên, đáng lưu ý - ngủ trưa quá lâu có thể khiến bạn cảm thấy tệ hơn là không ngủ trưa.Nghiên cứu đã phát hiện ngủ trưa lâu hơn 1 giờ 26 phút, được xem là "vùng nguy hiểm". Lúc này, bạn có thể cảm thấy uể oải và mất phương hướng thay vì sảng khoái. Nhưng ngủ 51 phút như sở thích của nhiều người, cũng có thể quá dài. Tiến sĩ Bach cảnh báo: Nếu ngủ trưa quá lâu, bạn có nguy cơ rơi vào giấc ngủ sâu, khiến việc thức dậy trở nên khó khăn hơn. Một giấc ngủ trưa nhanh 20 phút là hoàn hảo để nạp lại năng lượng mà không bị tình trạng trì trệ giấc ngủ đáng sợ, theo Study Finds.
Khu vườn trên sân thượng quanh năm trĩu quả của ông bố trẻ
Trong danh sách 23 cầu thủ đội tuyển Campuchia sẽ sang Bình Dương để chuẩn bị cho trận gặp đội tuyển Việt Nam lúc 19 giờ 30 ngày 19.3 tới trên sân Gò Đậu, có 5 ngoại binh nhập tịch và 18 cầu thủ bản xứ.Các cầu thủ ngoại binh nhập tịch của đội tuyển Campuchia gồm tiền đạo Nieto Rondon (người gốc Colombia), hậu vệ Takaki Ose và Yudai Ogawa từ Nhật Bản, tiền đạo Coulibaly Abdel Kader từ Bờ Biển Ngà và hậu vệ Kanh Mo từ Nam Phi. Các cầu thủ này đã từng thi đấu rất nổi bật tại giải AFF Cup 2024.Trong khi đó, đáng chú ý có 3 cầu thủ nhập tịch khác là Hikaru Mizuno (Nhật Bản, đang thi đấu cho CLB Kirivong Sok Sen Chey tại giải Ngoại hạng Campuchia), Privat Mbarga (Cameroon, đang thi đấu cho CLB Bali United ở Indonesia) và Zogbe Vireak (Bờ Biển Ngà, đang thi đấu cho CLB Police Tero FC tại giải Thai League 2 của Thái Lan), đã không được triệu tập trong lần thi đấu sắp tới."Trong số các cầu thủ bản xứ Campuchia được triệu tập, phần lớn đều có kinh nghiệm thi đấu cho đội tuyển tại kỳ AFF Cup mới đây. Tuy nhiên, thủ môn Hul Kimhuy và các cầu thủ Min Ratanak, Sa Ty, Orn Chanpolin, In Sodavid, Yeu Muslim, Seut Baraing, Leng Nora và Kim Sokyuth đã không có tên trong đội hình. Thay thế cho họ là thủ môn Keo Soksela, các cầu thủ Ouk Sovann, Phat Sokha, Chou Sinti, Sin Sovann Makara và ngôi sao trẻ đang lên Bong Samuel. Các cầu thủ được chọn, dự kiến sẽ được HLV Koji Gyotoku tăng cường tập luyện các khả năng phòng ngự, tăng sức tấn công cho hàng tiền vệ và tấn công của đội. Bởi vì, đội tuyển Campuchia sắp đối đầu với đội tuyển Việt Nam rất mạnh và là đương kim vô địch AFF Cup", tờ The Phnom Penh Post bày tỏ.Trong khi đó, với HLV Koji Gyotoku, trận gặp đội tuyển Việt Nam là trận ra mắt chính thức của nhà cầm quân 60 tuổi người Nhật Bản này, sau khi vừa ký hợp đồng với thời hạn 1 năm dẫn dắt đội tuyển Campuchia và đội U.23 lẫn U.22 dự SEA Games 33 tại Thái Lan vào cuối năm nay. Trước đó, ông chỉ tạm quyền với thành tích 7 trận có kết quả 2 thắng, 1 hòa và 4 thua.Sau trận gặp đội tuyển Việt Nam tại Bình Dương, đội tuyển Campuchia quay về thủ đô Phnom Penh chuẩn bị thi đấu giao hữu tiếp với đội tuyển Aruba thuộc Liên đoàn Bóng đá Caribe (CFU) vào ngày 25.3.Với đội tuyển Việt Nam, trận gặp đội Campuchia nằm trong quá trình chuẩn bị và chạy đà để sắp gặp đội tuyển Lào (cũng tại Bình Dương), diễn ra lúc 19 giờ 30 ngày 25.3 mở màn vòng loại 3 Asian Cup 2027.