Đẹp nao lòng Hà Nội vào thu
Ở trận chung kết AFF Cup 2024, đội tuyển Việt Nam đánh bại Thái Lan với tổng tỷ số 5-3 sau 2 lượt trận: thắng 2-1 trận lượt đi và 3-2 trận lượt về. Đây là lần thứ 3 “Những chiến binh sao vàng” lên ngôi tại giải đấu số 1 Đông Nam Á dành cho đội tuyển quốc gia. Hành trình vô địch của thầy trò HLV Kim Sang-sik cũng hoàn toàn thuyết phục khi bất bại cả giải đấu: 7 thắng, 1 hòa.Khoảng 14 giờ 30, các thành viên của đội tuyển Việt Nam đã có mặt ở sân bay Nội Bài (TP.Hà Nội). Nhiều CĐV Việt Nam đã đứng đợi từ sớm để chúc mừng chiến tích tuyệt vời của thầy trò HLV Kim Sang-sik.Trong số các thành viên của đội tuyển Việt Nam, tình trạng của Xuân Son nhận được sự chú ý đặc biệt. Phút 32 trận chung kết lượt về, tiền đạo đội tuyển Việt Nam gặp chấn thương và phải rời sân, được đưa đến bệnh viện ngay lập tức. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán anh bị gãy cả hai xương ở ống chân phải, đòi hỏi quá trình điều trị và phục hồi dài hạn. Về đến sân bay Nội Bài, Xuân Son vẫn tỏ ra rất đau đớn. Tiền đạo 27 tuổi sau đó được xe cứu thương đón tại sân bay. Dự kiến, Xuân Son sẽ được phẫu thuật tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và y học thể thao, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec. Đây là Trung tâm Y học thể thao xuất sắc, theo chuẩn của Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) - hệ thống tiêu chuẩn cao nhất dành cho các cơ sở y tế và bệnh viện cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tối ưu cho các cầu thủ bóng đá châu Á. Sau khi phẫu thuật, dự kiến Xuân Son cần từ 5 - 8 tháng để hồi phục hoàn toàn chấn thương. Nếu phục hồi tốt, cầu thủ 27 tuổi có thể sớm trở lại sân cỏ vào cuối năm nay.Asean Mitsubishi Electric Cup 2024 được trình chiếu trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vnNhững sai lầm khi dạy trẻ mẫu giáo làm quen với chữ
"Cuộc chiến" làm cha của ông bắt đầu vào năm 2007. Khi đó ông mới 42 tuổi, đăng ký làm người hiến tặng tinh trùng tại 11 phòng khám và tại Ngân hàng tinh trùng quốc tế Cryos, theo tờ Mirror.
Chiếc váy ‘hoa hồng’ siêu đặc biệt của Chi Pu tại sân khấu quốc tế
Nhận định trên của ông Nguyễn Văn Được nêu ra tại hội thảo khoa học triển khai Nghị quyết 57 năm 2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng 11.3.Hội thảo do Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM phối hợp Ban Khoa học và Công nghệ Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức.Ông Nguyễn Văn Được nhận định TP.HCM là địa phương có nguồn tài nguyên hết sức đặc biệt, ở vị trí cửa ngõ kết nối quốc tế, là cực tăng trưởng quốc gia, là trung tâm đầu não các trường đại học, viện nghiên cứu và là nơi tập trung các doanh nghiệp lớn và nhỏ, trong và ngoài nước. Những yếu tố trên đòi hỏi địa phương cần có quyết sách, cách đi đặc biệt hơn, chiến lược khác biệt.Ông Nguyễn Văn Được cũng dẫn lại nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế rằng TP.HCM phát triển chạm ngưỡng, nếu không tăng cung thì không thể bứt phá. Tăng cung ngoài đầu tư công, phát triển giao thông để tạo quỹ đất phát triển thì cần có nhân tố mới là công nghiệp tri thức và chuyển đổi số."Đây là nhân tố mới để tạo đột phá, phù hợp với các nguồn tài nguyên, tạo ra giá trị tăng thêm, tận dụng được tài nguyên là nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố", ông Được nói thêm.Về phát triển khoa học - công nghệ, Chủ tịch TP.HCM đánh giá sự đồng hành, cộng sinh giữ vai trò quyết định, trong đó chính quyền là người đặt vấn đề, người đặt hàng còn để giải quyết vấn đề là chuyên gia, trường đại học, viện nghiên cứu và các doanh nghiệp."Đi một mình thì nhanh nhưng không xa được, muốn đi xa phải đi cùng nhau", ông nhận định, đồng thời cho rằng cần tránh tình trạng "mạnh ai nấy làm".Trao đổi với các chuyên gia, người đứng đầu TP.HCM gợi mở về mô hình 1-4-1 mà ông rất tâm huyết, đồng thời mong muốn nhận được các góp ý để triển khai trong thực tiễn.Số 1 đầu tiên là trung tâm tài chính quốc tế. Ông Được cho rằng cần xác định ranh giới ở đâu, bộ máy, nguồn nhân lực vận hành trung tâm ra sao. Sắp tới, TP.HCM sẽ mời tổ chức quốc tế trực tiếp tham gia vào xây dựng các trung tâm tài chính trên thế giới để họ tư vấn.Số 4 gồm trung tâm công nghệ cao đa mục tiêu, khu công nghiệp công nghệ cao, giáo dục chất lượng cao và y tế chất lượng cao. Số 1 cuối cùng là hạ tầng chiến lược, đặc biệt là hạ tầng giao thông và hạ tầng số.Chủ tịch TP.HCM cũng đánh giá bối cảnh hiện nay hội tụ đủ các yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" và cho rằng không thể chậm trễ hơn nữa, nếu chậm thì không còn cơ hội.Ông Được đề nghị Đại học Quốc gia TP.HCM kết nối các đơn vị, đề xuất cụ thể với thành phố cần hỗ trợ thuế, đất đai. Đồng thời, giúp thành phố đào tạo nguồn nhân lực, "xóa mù" công nghệ 4.0 cho cán bộ, công chức.PGS-TS Phan Thanh Bình, nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM đánh giá TP.HCM giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong việc triển khai Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị. Trong đó, TP.HCM phải là đầu tàu, động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm và đồng bằng sông Cửu Long.Tiếp đó, TP.HCM phải cạnh tranh được với trung tâm công nghệ khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, kỹ thuật công nghệ, tài chính, blockchain (chuỗi khối)…Đối với Đại học Quốc gia TP.HCM, ông Bình cho rằng cần định vị lại đây không phải là hệ thống đào tạo thuần túy mà là trung tâm khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế tri thức của cả khu vực.Đại học Quốc gia TP.HCM phải giữ vai trò nòng cốt, đa trung tâm, có sự tham gia của nhiều trường đại học, doanh nghiệp tại TP.HCM để có thể tập trung nguồn lực, tránh phân tán nguồn đầu tư."Mô hình hợp tác hiện nay là cùng xoắn vào nhau", PGS-TS Phan Thanh Bình nói về mối quan hệ hợp tác giữa chính quyền, doanh nghiệp và các đơn vị nghiên cứu.TS Trương Minh Huy Vũ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM ước tính tổng nguồn lực đầu tư cho khoa học công nghệ năm 2025 khoảng 38.000 - 40.000 tỉ đồng, trong đó đầu tư công khoảng 15.000 tỉ đồng, nguồn lực xã hội từ 23.000 tỉ đồng.Để xài được khoản trên thì phải có thể chế, quy trình, thủ tục. cái quan trọng không kém là đầu tư theo phương thức gì khi đến nay vẫn chưa có danh mục công nghệ chiến lược quốc gia.Vậy TP.HCM chờ đợi hay là đầu tư "không hối tiếc", tức là những hạng mục trước sau gì cũng phải đầu tư dù có chiến lược quốc gia hay không, ví dụ như trí tuệ nhân tạo, vật liệu mới, năng lượng tái tạo.Để làm cần có những khu tập trung, như trung tâm công nghệ cao đa mục tiêu, đưa ra danh mục cụ thể để sử dụng hiệu quả nguồn vốn dành cho khoa học - công nghệ.
Sáng 1.1, mạng xã hội chia sẻ đoạn clip ghi lại cảnh người mặc áo tài xế công nghệ ôm đầu vì bị hành hung trên đường, xung quanh 2 chiếc xe máy ngã xuống đất, người và xe qua lại rất đông. Theo nội dung đoạn clip được người đi đường quay lại, người đàn ông mặc áo xanh nước biển liên tục đánh người mặc áo tài xế công nghệ. Người mặc áo tài xế công nghệ chỉ biết nằm im ôm đầu chịu trận. Lúc này, một người khác cùng mặc áo tài xế công nghệ đã đến can ngăn, nhưng cũng bị người mặc áo xanh chỉ mặt đe dọa.Tiếp theo, khi tài xế nằm gục chưa thể đứng lên, một người phụ nữ lại tiếp tục 1 tay nắm cổ áo, 1 tay đấm vào vùng vai của người này. Cùng thời điểm, người đàn ông mặc áo xanh quay qua xô xát với 1 đôi nam nữ khác đứng gần đó.Chưa dừng lại, người phụ nữ tiếp tục dùng chân đạp lên đầu của nam tài xế kèm những tiếng chửi. Giao thông qua khu vực ùn ứ, nhiều người ngồi trên xe ngoái nhìn, nhưng trong đoạn clip không xuất hiện thêm ai can ngăn. Khoảng 1 giờ sau khi đăng tải, đoạn clip thu hút hơn 26.000 lượt xem, 600 lượt bình luận. Nhiều người tỏ ra bức xúc khi thấy cách hành xử hung hăng trên đường phố.Tài khoản Luong Trung Duong thở dài: "Lại nữa hả". Nicknam Duyên Lê viết: "Sao bao nhiêu người mà không ai gọi 113 lấy một cuộc, để tụi nó hành hung người ta dã man vậy?". Số đông khác thì đoán rằng chắc chắn cặp đôi sẽ được "mời lên phường"... "Hành vi đấm vào đầu, cổ... cố ý giết người", một người dùng mạng xã hội ngao ngán.Theo tìm hiểu của PV, sự việc xảy ra trên đường Lê Duẩn (P.Bến Nghé, Q.1), thuộc địa bàn đảm trách của Đội CSGT Bến Thành, thuộc Phòng CSGT Công an TP.HCM. Ngay sau khi clip được chia sẻ trên mạng xã hội, CSGT Bến Thành cùng Công an P.Bến Nghé đang vào cuộc xác minh, trích xuất các camera để xử lý vụ việc.
'Lỡ hẹn với ngày xanh; tập 15: Duyên mới chính là con gái chủ tịch?
Trong bài đăng mới nhất đầy ẩn ý của ông Tunku Ismail Idris trên dòng thời gian tài khoản mạng xã hội Instagram, đã mang lại sự phấn khích lớn cho người hâm mộ Malaysia, khi chủ sở hữu CLB JDT này hé lộ khả năng mở rộng đế chế thể thao của mình và tăng khả năng hỗ trợ FAM để nâng tầm đội tuyển chinh phục chiếc vé dự vòng chung kết (VCK) Asian Cup 2027, tờ New Straits Times cho biết, ngày 22.2.Tại vòng loại Asian Cup 2027, đội tuyển Malaysia nằm ở bảng F cùng đội tuyển Việt Nam, và 2 đối thủ dưới cơ là đội Nepal và Lào. Chỉ có đội đầu bảng mới giành vé dự VCK. Do đó, có thể thấy, đội tuyển Malaysia và Việt Nam sẽ quyết đấu "một mất một còn" để tranh chấp vé duy nhất trong bảng đi tiếp.Đội tuyển Việt Nam và Malaysia lần lượt có trận ra quân tại vòng loại Asian Cup 2027 gặp đội Lào và Nepal cùng ngày 25.3 tới đây. Trước các cuộc gặp này, đội quân của HLV Kim Sang-sik (Việt Nam) có trận chạy đà giao hữu quốc tế gặp đội Campuchia ngày 19.3 (đều trên sân Gò Đậu ở Bình Dương). Trong khi đội Malaysia với sự ra mắt của HLV mới, người Úc, ông Peter Cklamovski đến nay chưa có lịch thi đấu giao hữu, trước mắt họ chỉ chuẩn bị cho duy nhất trận gặp đội Nepal.Vào tháng 6, đội tuyển Malaysia sẽ tiếp đội tuyển Việt Nam trong trận lượt đi trên sân Bukit Jalil, với kết quả phần nào sẽ mang tính quyết định cho khả năng 1 trong 2 đội nắm ưu thế giành vé duy nhất trong bảng đấu. Trận lượt về diễn ra vào tháng 3.2026."Dòng máu… Những điều lớn lao sắp đến…", thông điệp đầy ẩn ý của ông Tunku Ismail Idris đăng trên Instagram mới đây, kèm theo đó là bức ảnh ông chụp cùng võ sĩ môn UFC, Soa Palelei (người Úc), cầu thủ môn bóng bầu dục nổi tiếng người New Zealand, Sonny Bill Williams và đặc biệt, cựu danh thủ bóng đá người Úc, Tim Cahill cũng có mặt. Tim Cahill từng thi đấu và ghi bàn tại 3 kỳ World Cup 2006, 2010, 2014. Anh cũng thi đấu nhiều năm cho các CLB nổi tiếng ở giải Ngoại hạng Anh như Everton và Millwall."Ít ai biết, nhưng Tim Cahill đã tham gia vào dự án bóng đá quốc gia của Malaysia, để nâng tầm đội tuyển từ sự giới thiệu của ông Tunku Ismail Idris. Tim Cahill chính là người đóng vai trò quan trọng trong việc FAM bổ nhiệm HLV trưởng mới của đội tuyển Malaysia, ông Peter Cklamovski. Chiêu mộ chuyên gia y học thể thao và hiệu suất thi đấu, Craig Duncan. Bên cạnh đó, Tim Cahill cũng đưa Rob Friend, cựu cầu thủ và đồng sáng lập giải VĐQG Canada, trở thành Giám đốc điều hành đội tuyển Malaysia", theo tờ New Straits Times.Những động thái này, cùng với ý định đề nghị nhập tịch nhiều cầu thủ ngoại chất lượng ở CLB JDT để thi đấu cho đội tuyển Malaysia, có thể từ tháng 6 tới. Ông Tunku Ismail Idris đang quyết tâm hỗ trợ FAM trên nhiều lĩnh vực. Bên cạnh đó, ông tiếp tục tăng sức mạnh cho JDT, đội bóng đang giúp bóng đá Malaysia tăng mạnh trên bảng xếp hạng các CLB ở châu Á (chỉ xếp sau Ả Rập Xê Út và Nhật Bản, theo trang FootyRankings), nhờ thi đấu cực kỳ thành công tại giải AFC Champions League Elite mùa 2024 - 2025 (vào vòng 16 đội), tờ New Straits Times nhấn mạnh.