Tone màu ấm lên ngôi trong thiết kế nội thất 2023 đốn tim tín đồ yêu nhà
Năm 2019, việc cô Trần Thị Thúy (Trường THPT Đức Hợp, H.Kim Động, Hưng Yên) được vinh danh là một trong 50 giáo viên toàn cầu, từ hơn 10.000 ứng viên trên thế giới, gây chú ý đặc biệt trong ngành giáo dục. Giải Global Teacher Prize của cô Thúy là giải thưởng danh giá được trao bởi Quỹ Varkey và UNESCO cho các giáo viên xuất sắc trên toàn thế giới. Giải thưởng vinh danh những nhà giáo có đóng góp đặc biệt cho nghiên cứu xuyên quốc gia và cho cộng đồng học sinh.Lần đầu tiên Thúy tiếp xúc với tiếng Anh là hồi lớp 6. Những năm THCS còn lại, cô và các bạn không được học tiếp môn này do trường thiếu giáo viên. Một người anh họ là sinh viên đại học ở Hà Nội khi về chơi đã tặng cô cuốn tạp chí song ngữ. Trong đó, cô tìm thấy những kiến thức thú vị nên tự mày mò học tiếng Anh… Đó là cơ duyên để cô Thúy nhận ra niềm yêu thích đối với tiếng Anh và nuôi dưỡng ước mơ trở thành cô giáo dạy môn học này.Vốn là học sinh của Trường THPT Đức Hợp (H.Kim Động, Hưng Yên), sau khi tốt nghiệp khoa tiếng Anh Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cô Thúy trở về trường cũ công tác và đặt mục tiêu đổi mới trong phương pháp dạy học. "Tôi tự hỏi, nếu bản thân áp dụng những nội dung và phương pháp mình được học hồi năm 2002 - 2005 cho hàng chục năm sau thì liệu có còn phù hợp hay không, khi mà điều kiện, phương tiện học tập của học sinh ngày nay đã khác quá nhiều so với thời của tôi? Tôi bắt đầu tự đổi mới bằng việc hoàn thành khóa học chuẩn giáo viên ngoại ngữ theo Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 của Sở GD-ĐT Hưng Yên. Với mong muốn duy trì khả năng mà mình có được, tôi lên mạng tìm những video học tiếng Anh để tự bồi dưỡng…", cô Thúy chia sẻ.Đối mặt thực trạng học trò còn gặp nhiều khó khăn với kỹ năng nghe, nói tiếng Anh, cô Thúy đã áp dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực, nhưng kết quả vẫn chưa đạt mong đợi. Không nản lòng, cô tìm kiếm những cách dạy tạo hứng thú cho học sinh, ứng dụng công nghệ vào bài giảng, tổ chức các tiết học kết nối qua Skype để học sinh giao tiếp với người dân các nước khác, học theo dự án…Từ cách đây cả chục năm, học sinh của cô Thúy ở Trường THPT Đức Hợp đã được kết nối với lớp học ở Nhật Bản, Ai Cập, Philippines, và có những chuyến đi thực tế ảo đến các vườn quốc gia của Mỹ, nơi mà cô trò trước đó chỉ thấy được qua những hình ảnh trên sách giáo khoa. Khỏi phải nói, học sinh của cô vô cùng hứng thú và tiến bộ rõ rệt về khả năng giao tiếp tiếng Anh sau những giờ học như vậy.Sau giải thưởng lớn năm 2019, cô Thúy nhận được nhiều lời mời làm việc hấp dẫn nhưng cô vẫn quyết định gắn bó với học trò ở "trường làng" để giúp những đứa trẻ xung quanh mình có điều kiện học tập tốt hơn. "Nếu ai cũng bỏ đi tới những nơi có điều kiện tốt hơn trong khi thế giới đang ở nền công nghiệp 4.0 với những khái niệm phổ biến như trí tuệ nhân tạo (AI), robot, internet vạn vật (IoT)…, thì những đứa trẻ ở nơi xa xôi sẽ thiệt thòi hơn bạn cùng trang lứa. Giáo viên nên là người kết nối để thế giới gần hơn với học trò của mình", cô Thúy tâm niệm.Cất kỹ những chứng nhận giải thưởng, những kỷ niệm đẹp lấp lánh, cô Thúy tiếp tục cần mẫn đi dạy, tiếp tục yêu thương bọn trẻ ở "trường làng" nhỏ bé của mình. Cô tâm sự: "Điều lớn nhất tôi có được là tiếp tục cùng học sinh đi trên hành trình tri thức, tiếp tục nhìn thấy nụ cười trên môi các em và thấy các em trưởng thành từng ngày…Mỗi ngày, mỗi giờ học, mỗi mùa học, "cô giáo cháu" (cách xưng hô dí dỏm của cô Thúy - PV) luôn làm mới mình để cô trò có thêm cảm hứng trong dạy và học. Không dừng lại ở những lớp học xuyên biên giới, cô Thúy cùng học trò luôn có những dự án học tập để mỗi phần tìm tòi, khám phá, trình bày của các em là cơ hội giúp học sinh thêm yêu thích tiếng Anh, phát triển khả năng, vượt qua giới hạn của bản thân…Cô Thúy còn lập ra một kênh đăng tải các video do cô thực hiện để hướng dẫn học sinh từ lớp 3 đến lớp 12 tự học tiếng Anh với tên "Learning English with Cô giáo làng". "Sau khi hoàn thành công việc ở trường, ríu rít lên lớp online cùng tụi nhỏ, "cô giáo cháu" lại ngồi trong phòng làm việc để dựng bài giảng cả sáng, cả chiều, có khi cả tối vào mùa hè. "Cô giáo cháu" hình dung ra các bạn học sinh, và biết đâu là cả phụ huynh, khi xem các video này cùng chăm chú lắng nghe, phát âm lại chính xác các từ và chia sẻ niềm vui cùng cô giáo…", cô Thúy hạnh phúc nói.Hai khách mời đặc biệt trên sân đấu bóng rổ VBA 2023
FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Xe bán tải vượt ẩu, 'cướp làn' ép ô tô đi đúng luật vào lề đường
Báo Thanh Niên trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.Thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các ban, bộ, ngành,Thưa các trí thức, nhà khoa học,Thưa các quý vị đại biểu, toàn thể các đồng chí và các bạn.Hôm nay, tôi rất vui mừng gặp các trí thức, nhà khoa học tiêu biểu đại diện cho đội ngũ trí thức, khoa học nước nhà. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước và với tình cảm cá nhân, tôi xin gửi tới các đồng chí cùng gia đình và qua đồng chí, gửi tới toàn thể đội ngũ trí thức, nhà khoa học trong cả nước lời chào thân ái, lời thăm hỏi chân tình và lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Chúc các đồng chí luôn luôn dồi dào sức khoẻ, hoàn thành xuất sắc trách nhiệm vẻ vang và sứ mệnh cao cả góp phần nâng tầm trí tuệ dân tộc, sức mạnh đất nước, sự phát triển, tiến bộ và văn minh nhân loại.Thưa các đồng chí, các trí thức, các nhà khoa học.Trí thức là lực lượng đại diện cho trí tuệ, tài năng của nhân dân và dân tộc, là một trong những nguồn lực và động lực quan trọng nhất mang lại sự đột phá và sự phồn vinh cho đất nước. Suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta luôn có truyền thống quý trọng nhân tài. Điều này được đúc kết khái quát qua câu nói nổi tiếng của Thân Nhân Trung (Phó đô Nguyên súy Tao đàn Nhị thập bát Tú thời Vua Lê Thánh Tông): "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn".Trong lịch sử cách mạng Việt Nam, trí thức và nhà khoa học luôn là lực lượng tiên phong trong việc khai sáng dân trí, xây dựng lý luận cách mạng và ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào thực tiễn. Các trí thức tiêu biểu đã truyền bá những tư tưởng yêu nước, tiến bộ và cách mạng, tạo tiền đề quan trọng cho phong trào đấu tranh giành độc lập. Sau khi giành chính quyền về tay nhân dân, đội ngũ trí thức đã góp phần xây dựng nền tảng chính trị và nền hành chính cho Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ khi đó, tham gia soạn thảo Hiến pháp năm 1946 - một văn kiện lịch sử thể hiện tinh thần dân chủ pháp quyền, quyền con người và độc lập. Nhiều trí thức cách mạng tiền bối đã tham gia xây dựng và triển khai các chiến lược cách mạng, từ các kế hoạch chính trị, ngoại giao, an ninh, quốc phòng, chính sách kinh tế, giáo dục, y tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, nghệ thuật đến các chính sách về công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và trong nhiều lĩnh vực khác. Di sản của lực lượng trí thức, nhà khoa không chỉ nằm ở những thành tựu, những đóng góp cụ thể mà còn ở tinh thần dấn thân vì khoa học, tinh thần cống hiến hết mình vì sự phát triển của đất nước.Trong các giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn đề cao vai trò của trí thức, coi trí thức mạch nguồn cho sự trường tồn của đất nước. Đảng đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách huy động sự vào cuộc tích cực, đồng hành của trí thức với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Ngay từ buổi sơ khai, khi đất nước còn nhiều khó khăn Đảng ta đã sớm có chủ trương gửi ra nước ngoài đào tạo nhiều trí thức, nhà khoa học để sẵn sàng cống hiến, kiến thiết đất nước khi giành được độc lập, hòa bình. Dưới ngọn cờ của Đảng, được giác ngộ về lý tưởng Mác - Lênin, hưởng ứng lời kêu gọi thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Chính phủ hàng loạt nhân sĩ, trí thức, chấp nhận hy sinh, không nề hà khó khăn, gian khổ, kề vai, sát cánh cùng toàn Đảng, toàn dân, vượt qua mọi cam go, thử thách để cống hiến; nhiều nhà khoa học, bác sĩ, kỹ sư, luật sư đã cống hiến kiến thức, tài năng, trí tuệ, tri thức, của cải vật chất cho cách mạng và nhiều trí thức đã anh dũng hy sinh vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.Trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước, tầng lớp trí thức nước ta đồng lòng đứng trong hàng ngũ của Mặt trận Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng, đoàn kết với giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và các tầng lớp khác, tiếp tục có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp kiến thiết, xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu đẹp. Đội ngũ trí thức Việt Nam phát triển nhanh về số lượng, nâng cao về chất lượng, luôn miệt mài nghiên cứu, sáng tạo và đã đạt được nhiều thành tựu khoa học trên các lĩnh vực chính trị, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn học - nghệ thuật... Ở một số lĩnh vực nghiên cứu cơ bản về khoa học tự nhiên đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ khoa học có khả năng tiếp cận trình độ hiện đại trên thế giới; đã có những kỹ sư Việt Nam thiết kế, chế tạo thành công nhiều chủng loại sản phẩm, thiết bị đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thay thế nhập khẩu với giá thành cạnh tranh, góp phần tăng tỷ lệ nội địa hóa thiết bị, giảm nhập khẩu. Đội ngũ trí thức ở các viện nghiên cứu, tập đoàn, doanh nghiệp cơ khí chế tạo đã có đủ năng lực làm tổng thầu các công trình lớn hàng tỉ USD; đóng góp của đội ngũ trí thức ngành y tế giúp Việt Nam là một trong 10 quốc gia đi đầu trên thế giới trong việc thực hiện đúng lộ trình các mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs), một số lĩnh vực (ghép tạng, công nghệ tế bào gốc, y học hạt nhân, nội soi can thiệp, điện quang can thiệp, vắc xin và sinh phẩm) ngang tầm các nước trong khu vực và trên thế giới.Ứng dụng công nghệ mới đã giúp chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tăng giá trị sản xuất, đưa nước ta vào nhóm các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về gạo, cà phê, hạt tiêu, điều, cao su; đóng góp của trí thức trên lĩnh vực văn hóa văn nghệ đã góp phần tạo dựng nên diện mạo mới của văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại với những giá trị văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc được bảo tồn, phát huy; đóng góp của trí thức trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại đã góp phần mở rộng không gian phát triển, duy trì môi trường hòa bình, ổn định để phát triển, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, Tổ quốc từ sớm, từ xa.Có thể khẳng định, thành quả cách mạng, đặc biệt là thành tựu vĩ đại đạt được của đất nước sau 40 năm đổi mới có đóng góp đặc biệt quan trọng của đội ngũ trí thức, nhà khoa học. Từ việc tham mưu mở đường cho đổi mới tư duy, nhất là tư duy kinh tế đã đưa Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, từng bước hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, cung cấp cơ sở khoa học, đề xuất ý tưởng, phản biện xã hội, tổ chức thực thi, sáng tạo, tạo ra các ý tưởng, sáng chế, sản phẩm góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đã để lại dấu ấn đậm nét về cống hiến, đóng góp của đội ngũ trí thức, nhà khoa học nước ta.Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tôi ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao và chúc mừng những thành tựu, kết quả mà đội ngũ trí thức, nhà khoa học nước ta đã đạt được trong các giai đoạn cách mạng của Đảng, đặc biệt trong giai đoạn đổi mới đất nước.Bên cạnh thành tựu, kết quả, thẳng thắn nhìn nhận, việc sử dụng, trọng dụng đội ngũ trí thức và việc thực hiện trách nhiệm, sứ mệnh của đội ngũ trí thức, nhà khoa học cũng còn nhiều tồn tại, hạn chế cần khẩn trương khắc phục triệt để. Về sử dụng, trọng dụng: Đảng ta đề cao, đặc biệt quan tâm, đã ban hành nhiều chủ trương, đường lối về trí thức và huy động, sử dụng, trọng dụng trí thức, song việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện chưa đạt kết quả như kỳ vọng. Phương thức lãnh đạo, chỉ đạo đối với đội ngũ trí thức chậm đổi mới, chưa theo kịp sự phát triển; nội dung nghị quyết của Đảng chậm được thể chế, cụ thể hóa, thậm chí đã được cụ thể hóa, thể chế hóa thì chậm được triển khai hoặc triển khai không đầy đủ (đơn cử Nhà nước đã có nhiều quy định về chính sách trọng dụng, đãi ngộ đối với trí thức như Nghị định số 40/2014/NĐ-CP, Nghị định số 87/2014/NĐ-CP; luật Khoa học công nghệ quy định chi 2% tổng chi ngân sách hàng năm cho khoa học và công nghệ song thực tế chưa được hiện thực hóa). Cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu các cấp chưa thật sự thể hiện rõ sự quan tâm đúng mức, đầy đủ, sâu sắc đến việc sử dụng, trọng dụng, phát triển đội ngũ trí thức. Việc nhiều tổ chức, bộ máy, nhưng không rõ bộ ngành nào chủ trì quản lý, sử dụng, chỉ đạo phối hợp về trí thức, cán bộ khoa học công nghệ kỹ thuật. Cơ chế tuyển dụng, đãi ngộ, thu hút nhân tài còn nhiều hạn chế. Các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với đội ngũ trí thức còn thiếu, chưa đồng bộ hoặc chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong các viện nghiên cứu, các trường đại học với các doanh nghiệp, nhà sản xuất còn gặp nhiều khó khăn; đầu tư kinh phí cho nghiên cứu khoa học thiếu trọng tâm, trọng điểm, dàn trải, chưa bám sát vào những vấn đề thực tiễn cấp thiết nổi lên; chưa tạo được môi trường thuận lợi động viên trí thức, nhà khoa học chủ động nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, truyền thụ kiến thức, tư vấn, phản biện xã hội; việc xây dựng đội ngũ trí thức chưa gắn với mục tiêu, nhiệm vụ của từng ngành, địa phương, còn để xảy ra tình trạng "lãng phí chất xám", "bạc màu chất xám", "chảy máu chất xám". Về thực hiện trách nhiệm, sứ mệnh của đội ngũ trí thức, nhà khoa học với Tổ quốc, thẳng thắn nhìn nhận cũng còn nhiều hạn chế so với kỳ vọng và đầu tư của Đảng, Nhà nước, nhân dân. Trong điều kiện đất nước đang phát triển còn rất nhiều khó khăn, Đảng, Nhà nước, nhân dân đã dành nguồn lực cao nhất trong khả năng có thể để đầu tư cho khoa học công nghệ, song số công trình, sáng chế được công bố trên thế giới còn ít, chưa có nhiều sáng tạo, phát kiến mang tính bứt phá; chưa nhiều các công trình sáng tạo lớn; chưa có nhiều tập thể khoa học mạnh, có uy tín ngang tầm khu vực và thế giới.Hoạt động nghiên cứu khoa học còn chưa xuất phát, chưa gắn, chưa đáp ứng yêu cầu nóng bỏng của thực tiễn của đời sống xã hội; nhân tố tinh hoa và hiền tài chưa nhiều, chuyên gia đầu ngành còn thiếu hụt nghiêm trọng; đội ngũ kế cận chưa thực sự được quan tâm vun đắp, bồi dưỡng; đóng góp của đội ngũ trí thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước còn khiêm tốn, chưa tương xứng. Vẫn còn một số trí thức nhà khoa học đặt lợi ích cá nhân cao hơn lợi ích quốc gia, dân tộc, vị kỷ, né tránh trách nhiệm, chưa dám dấn thân đến những nơi khó khăn, gian khổ như lớp cha anh, hiểu biết thực tiễn còn hạn chế, thậm chí suy thóai về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" (Ví dụ đâu đó còn có hiện tượng một số đơn vị, cá nhân coi ngân sách nhà nước phân bổ để thực hiện các đề tài, công trình nghiên cứu khoa học thành "nguồn kinh tế", "nguồn thu nhập" ngoài lương chứ không tính tới hiệu quả kinh tế - xã hội của các đề tài, công trình nghiên cứu đó; thờ ơ, bàng quang trong đấu tranh phê bình, tự phê bình với hiện tượng thiếu trung thực trong nghiên cứu khoa học...). Thưa các đồng chí, các trí thức, các nhà khoa học,Thế giới đang trong giai đoạn thay đổi có tính thời đại. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ tạo ra sự bùng nổ về thông tin, văn hóa, nhận thức, hành động... thúc đẩy hình thành một trật tự thế giới mới. Những thay đổi nhanh chóng trên quy mô toàn cầu về nhiều phương diện, tác động trực tiếp đối với tăng trưởng kinh tế, phát triển nhanh chóng trí tuệ nhân loại và văn minh toàn cầu, trong đó vai trò của đội ngũ trí thức, nhà khoa học có tầm quan trọng đặc biệt. Chỉ có khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo mới nâng cao được năng suất lao động, là động lực cho tăng trưởng, là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển nhanh và bền vững ở nước ta. Với thế và lực của đất nước sau 40 năm đổi mới, với thời cơ, vận hội mới, Đảng, Nhà nước, nhân dân đang kỳ vọng, mong chờ sự cống hiến, đóng góp ở quy mô, tầm mức mới, với những bứt phá mạnh mẽ của đội ngũ trí thức, nhà khoa học. Chỉ có khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo mới là con đường giúp chúng ta bắt kịp, tiến cùng, bứt phá và vượt lên chính chúng ta và thế giới. Để đạt được yêu cầu này, Tôi gợi ý 04 nội dung sau đây:Thứ nhất, về phía Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp, cần đổi mới mạnh mẽ đào tạo, tuyển chọn, sử dụng, trọng dụng trí thức, nhà khoa học, với 3 vấn đề cụ thể: (i) Bảo đảm việc thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24.11.2023 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới, đặc biệt trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc mà chặng đường đầu là từ nay tới năm 2045. (ii) Ngay trong nửa đầu năm 2025 sẽ rà soát, đánh giá, ban hành Chiến lược quốc gia về phát triển đội ngũ trí thức trong trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo nội dung Nghị quyết 45 nêu trên; cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương, làm cơ sở ban hành, điều chỉnh, hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, khắc phục triệt để những tồn tại, bất cập cũng như xác định các cơ chế, chính sách đột phá nhằm thu hút, sử dụng, trọng dụng, tôn vinh trí thức, nhất là những tài năng hàng đầu, chuyên gia đầu ngành và nhân tài xuất sắc, đào tạo và bồi dưỡng lớp trí thức trẻ, kế cận. Chiến lược quốc gia về phát triển đội ngũ trí thức phải phù hợp và hỗ trợ đắc lực chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và từng địa phương trong giai đoạn phát triển mới, trên yêu cầu của từng ngành, từng lĩnh vực, địa phương, chú trọng những ngành mũi nhọn, những lĩnh vực, địa phương đang thiếu, mất cân đối, bất hợp lý về cơ cấu nguồn nhân lực trí thức; bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, ưu tiên phát triển đội ngũ trí thức là người dân tộc thiểu số, trí thức nữ. Đặc biệt coi trọng và chú trọng việc tôn vinh trí thức, sớm có quy định cụ thể, lấy kết quả và sản phẩm đầu ra trên tinh thần "vì nhân dân phục vụ" là cơ sở để tôn vinh, tặng thưởng, bảo đảm thể hiện sâu sắc văn hóa coi trọng hiền tài, tránh hình thức, cào bằng, không dân chủ. (iii) Có các giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao, thống nhất nhận thức trong các cấp ủy, tổ chức đảng, hệ thống chính trị và toàn xã hội về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng đội ngũ trí thức trong tình hình mới, trước hết là người đứng đầu các ban, bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền các cấp. Bảo đảm "thượng tôn pháp luật", xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng đội ngũ trí thức. Ban Bí thư chỉ đạo các ban đảng và các cơ quan liên quan tham mưu, điều phối bảo đảm thực hiện hiệu quả các nội dung này.Thứ hai, về phía đội ngũ trí thức, nhà khoa học, đề nghị 3 vấn đề: (i) Nỗ lực thực hiện cho được trách nhiệm, sứ mệnh của đội ngũ trí thức, nhà khoa học trong giai đoạn cách mạng mới, gia tăng mạnh mẽ đóng góp cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược, đưa nước ta đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao, sánh vai với các cường quốc năm châu. Trong đó, sớm phấn đấu đến năm 2030 phải có 100 phát minh, sáng chế, công trình khoa học trong bảng xếp hạng của khoa học thế giới; sản phẩm khoa học, công nghệ, tác phẩm văn học, nghệ thuật chiếm lĩnh đỉnh cao; ít nhất 3 tạp chí khoa học của Việt Nam đạt trình độ khu vực và trên thế giới; đến năm 2045, đội ngũ trí thức Việt Nam đứng đầu khu vực, thuộc tốp đầu thế giới; có hàng trăm nhà khoa học có ảnh hưởng trên thế giới, đạt các giải thưởng quốc tế trên các lĩnh vực. Những mục tiêu này, Nghị quyết 45 của Đảng bước đầu đã đề ra, đội ngũ trí thức, nhà khoa học cần có chiến lược cụ thể bứt phá, tăng tốc để thực hiện cho được. (ii) Nghiên cứu, tập trung sớm triển khai Nghị quyết số 57 ngày 22.12.2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" như một nguồn cảm hứng, một động năng mới, một miền đất mới, bầu trời mới cho sáng tạo của giới trí thức, nhà khoa học. Các trí thức, nhà khoa học phải là lực lượng nòng cốt, là những người có "phép thuật" để đưa Việt Nam đứng vào nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo; nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển chính phủ điện tử; tối thiểu có 5 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các cường quốc công nghệ vào năm 2030. Đến năm 2045 Việt Nam là một trong những trung tâm công nghiệp công nghệ số của khu vực và thế giới; thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu thế giới về đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; có hạ tầng công nghệ số tiên tiến, hiện đại, dung lượng siêu lớn, băng thông siêu rộng ngang tầm các "đế chế công nghệ số". (iii) Cần ý thức sâu sắc trách nhiệm của trí thức, nhà khoa học trong giai đoạn cách mạng mới, trách nhiệm trong nâng tầm trí tuệ và sức mạnh dân tộc; trách nhiệm tự đào tạo, bồi dưỡng, giúp đỡ thế hệ trí thức ngày nay tiến bộ, đào tạo thêm trí thức mới, đội ngũ kế cận, tiên phong tạo ra sản phẩm tinh thần, vật chất chất lượng cao cho xã hội, tham gia phát triển kinh tế tri thức, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước, tạo động lực mạnh mẽ cho xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần định hình tương lai nhân loại và văn minh toàn cầu. Từ đó, phải trung thực với nhân dân, với Nhà nước, trung thực với chính bản thân mình, nỗ lực phấn đấu, trung thực trong khoa học và sáng tạo bằng khả năng và vượt khả năng của mình, thậm chí "vượt lên trên chính mình" nhằm phục vụ nhân dân và vì sự phồn vinh của đất nước; biết phản biện và dám phản biện một cách khoa học, có căn cứ và có lý lẽ vững vàng mang tính xây dựng.Thứ ba, không ngừng củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức trong điều kiện mới và thu hút trí thức người Việt Nam sinh sống, làm việc ở nước ngoài, trí thức nước ngoài góp phần phát triển đất nước. Tăng cường mạnh mẽ đóng góp của trí thức để nâng cao hiệu suất lao động, khuyến khích sáng tạo và đổi mới, tạo ra giá trị gia tăng trên lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp, đưa công nhân, nông dân thành công nhân trí thức, nông dân trí thức; thúc đẩy chia sẻ thông tin và kiến thức, tạo ra các mô hình cộng tác mới thiết thực, hiệu quả hơn giữa trí thức với cộng đồng công nhân và nông dân. Tăng cường hợp tác với trí thức người Việt Nam sinh sống, làm việc ở nước ngoài, trí thức nước ngoài trong chuyển giao, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là những lĩnh vực mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Trong mối quan hệ với công nông ở giai đoạn cách mạng mới, mong rằng đội ngũ trí thức nhà khoa học luôn thấm nhuần và thực hiện hiệu quả lời dạy của Bác Hồ kính yêu "Trí thức ta nên tự động đi bước trước tìm đến công nông, và tôi chắc rằng công nông sẽ nhiệt liệt hoan nghênh trí thức".Thứ tư, quan tâm giáo dục đào tạo, xây dựng đội ngũ trí thức, nguồn nhân lực chất lượng cao. Các nhà giáo trước hết phải là các nhà khoa học, nhà trí thức; có kế hoạch đào tạo các nhà khoa học hàng đầu ở các lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực trọng yếu hiện nay như: trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế số, lượng tử, y sinh học... khuyến khích các nhà khoa học tự do khám phá, nhất là ở những khoảng trống, hoang vu của khoa học. Gắn kết chặt chẽ giữa các trung tâm khoa học, các viện nghiên cứu, nhà trường với các doanh nghiệp và ngược lại. Hoàn thiện luật và qui định về sở hữu trí tuệ, thành tựu đổi mới sáng tạo, những thành tựu đột phá trong lĩnh vực khoa học, công nghệ hiện đại. Hoàn thiện thể chế, ứng xử nhất quán về phát triển khoa học công nghệ phù hợp cơ chế thị trường, thông lệ quốc tế, đặc thù của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; chấp nhận rủi ro và có độ trễ trong hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo... Thưa các đồng chí, các trí thức, các nhà khoa học.V.I.Lênin từng nhấn mạnh: "Không có sự chỉ đạo của các chuyên gia am hiểu các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và có kinh nghiệm, thì không thể nào chuyển lên chủ nghĩa xã hội được vì chủ nghĩa xã hội đòi hỏi một bước tiến có ý thức và có tính chất quần chúng đi tới một năng suất lao động cao hơn năng suất của chủ nghĩa tư bản dựa trên cơ sở những kết quả mà chủ nghĩa tư bản đã đạt được".Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói "Trí thức công nông hóa, trí thức phục vụ nhân dân bây giờ cũng cần, kháng chiến kiến quốc cũng cần, tiến lên xã hội chủ nghĩa càng cần, tiến lên cộng sản chủ nghĩa lại càng cần"; "Trí thức là một vốn quý của dân tộc. Không có trí thức hợp tác với công nông thì cách mạng không thể thành công và sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam mới sẽ không hoàn thành được". Để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển, giàu mạnh, sánh vai với các cường quốc năm châu; thực hiện thành công tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh và ước vọng của toàn dân tộc, hơn bao giờ hết, Đảng, Nhà nước, nhân dân đặt niềm tin tưởng và kỳ vọng rất lớn vào đội ngũ trí thức, nhà khoa học - những người tiên phong nòng cốt tạo ra sự đổi mới, bứt phá mạnh mẽ, tạo gia tốc cực đại cho mục tiêu phát triển nhanh, bền vững của đất nước trong giai đoạn mới.Nhân dịp năm mới 2025 và xuân Ất Tỵ sắp tới, Tôi xin chúc các quí vị đại biểu, chúc đội ngũ trí thức, nhà khoa học luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, giành nhiều thắng lợi trong công tác và cuộc sống. Xin trân trọng cảm ơn!
Dương Cẩm Lynh và Quỳnh Lam vừa có màn đọ sắc trong bộ ảnh áo dài, đánh dấu sự hợp tác trong năm mới. Trước đó, cả hai đều là những gương mặt quen thuộc trong các dự án phim xưa, gây ấn tượng với khán giả bởi nét diễn tự nhiên, chân thật. Dù có không ít bình luận so sánh, song họ khẳng định chưa bao giờ xem nhau là “đối thủ” cạnh tranh trong nghề. Quỳnh Lam chia sẻ những năm gần đây cô không nhận show diễn tết vì muốn ở cạnh gia đình. Bên cạnh đó, người đẹp 8X bật mí trong năm 2025, cô có vai diễn điện ảnh đầu tiên với tác phẩm Phòng trọ ma ám. Đây chính là cơ hội quý báu để những nhà sản xuất và đạo diễn nhìn thấy được thực lực của cô ở màn ảnh rộng. Sau khi chia tay với bạn trai ngoại quốc, Quỳnh Lam dành thời gian cho bản thân, không muốn đề cập nhiều đến chuyện tình cảm cá nhân.Dương Cẩm Lynh nói trong năm 2024, cô bận rộn với công việc, không có tâm trí cho chuyện tình cảm. Sau biến cố, cuộc sống của người đẹp 8X trôi qua nhẹ nhàng, dồn sức cho 2 dự án là Nợ đời vay trả và Miền ảo vọng. Sau một năm tất bật, tết là giai đoạn để bà mẹ hai con nghỉ ngơi, dành trọn thời gian bên gia đình. Gần 10 năm sống tại Mỹ, Hoa hậu Kim Hồng trải qua 3 lần đón tết nơi xứ người. Cô kể năm đầu xa xứ, bản thân không tránh khỏi nỗi nhớ quê, thậm chí từng bật khóc vì hoài niệm về mâm cỗ gia đình. Thời gian trôi qua, cô dần quen với nhịp sống hối hả của xứ người, nhưng mỗi độ xuân về, lòng cô vẫn không nguôi trăn trở. “Ở đây có thể có mọi thứ, nhưng thiếu một thứ chính là không khí tết đậm đà như ở Việt Nam”, cô bộc bạch. Để xoa dịu nỗi nhớ nhà, tết nào Hoa hậu Kim Hồng cũng tự tay chuẩn bị mọi thứ như ở Việt Nam, từ gói bánh, trang trí nhà cửa hay đi chùa cầu mong năm mới bình an. Với cô, đó không chỉ là cách lưu giữ truyền thống, mà còn là một hành trình tìm về chính mình, kết nối với cội nguồn và sẻ chia những giá trị của dân tộc.Trong dịp tết này, Hoa hậu Kim Hồng đã gửi những phần quà nhỏ đến các ngôi chùa tại Việt Nam, thể hiện sự tri ân và mong muốn chia sẻ niềm vui đầu năm. Trong năm 2025, cô dự định tiếp tục công việc kinh doanh tại Mỹ, đồng thời tham gia nhiều dự án thiện nguyện vì “dù ở đâu, tôi cũng muốn lan tỏa những giá trị tốt đẹp của quê hương”. Thông qua trang cá nhân, Hoa hậu Kỳ Duyên gây chú ý khi đăng tải dòng chia sẻ về mối quan hệ với Hoa hậu Thiên Ân. Người đẹp cho biết thời gian qua có những tin đồn không đúng về mối quan hệ giữa cô và đàn em, gây ảnh hưởng đến cuộc sống cả hai. Do đó, Miss Universe Vietnam 2024 quyết định lên tiếng làm rõ. Kỳ Duyên viết: "Tôi cũng muốn lên tiếng một lần để mọi người không hiểu lầm về mối quan hệ giữa tôi và Thiên Ân. Chúng tôi có mối quan hệ bạn bè tốt đẹp”. Ngoài ra, Miss Universe Vietnam 2024 gửi lời chúc người đẹp 10X sẽ thành công với những dự định sắp tới. Kỳ Duyên cũng mong khán giả tiếp tục ủng hộ sự nghiệp của cả hai. Dịp tết này, Kỳ Duyên và Thiên Ân có cuộc đối đầu trên đường đua phim Việt. Cụ thể, nàng hậu quê Nam Định góp mặt trong Bộ tứ báo thủ của Trấn Thành, còn đàn em tham gia vai chính phim Nụ hôn bạc tỷ của Thu Trang. Nhiều khán giả tò mò về phần thể hiện của họ trên màn ảnh rộng. Tham gia chương trình Chuyện tối cùng sao, Đoan Trang chia sẻ vào dịp tết, cô thường đi biểu diễn ở nhiều nơi, sau đêm giao thừa mới được trở về nhà. Dù lịch trình dày đặc song nữ ca sĩ vẫn cố gắng dành thời gian bên cạnh người thân. “Tôi cảm thấy hạnh phúc khi trở về nhà, ba mẹ lúc nào cũng chờ mình”, cô tâm tình. Chồng ngoại quốc của Đoan Trang không chỉ nhanh chóng hòa nhập mà còn trân trọng văn hóa Việt Nam. Từ việc chuẩn bị bao lì xì đến tham gia các phong tục truyền thống. Cô hạnh phúc kể rằng người bạn đời luôn tự hào khi trở thành một phần của gia đình Việt. Đặc biệt, câu “chúc mừng năm mới” bằng tiếng Việt luôn là lời đầu tiên anh dành cho gia đình và bạn bè trong dịp tết.Đoan Trang tiết lộ không muốn có thêm con vì sợ không đủ thời gian để chăm sóc con chu toàn. Giọng ca Tóc hát tâm sự: “Tôi thì khác, vì lòng đam mê nghệ thuật quá lớn, tôi vẫn còn biểu diễn, tập trung cho những dự án nên tôi nghĩ có một đứa con chất lượng, nuôi dạy thật tốt, gìn giữ đời sống hôn nhân gia đình vui vẻ tốt đẹp là đủ, để còn năng lượng và thời gian cống hiến cho khán giả, cho nghề nghiệp. Vì quan điểm đó nên tôi không muốn có thêm con”.
Tấm biển chuyển khoản 666 triệu đồng mừng cưới cô dâu chú rể và sự thật câu chuyện
Ngày 21.2, Văn phòng UBND tỉnh Bình Định cho biết ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh này đã đồng ý chủ trương thực hiện dự án xây dựng tuyến đường kết nối từ cao tốc Bắc - Nam về Khu công nghiệp (KCN) Phù Mỹ và bến cảng Phù Mỹ (thuộc xã Mỹ An và Mỹ Thọ, H.Phù Mỹ, Bình Định).Tuyến đường dài hơn 16,3 km, mặt đường bê tông nhựa cấp cao, vận tốc thiết kế từ 60 - 80 km/giờ.Trong đó, điểm đầu giáp với đường phía tây tỉnh Bình Định (ĐT638) tại thôn Chánh Thuận (xã Mỹ Trinh, H.Phù Mỹ). Vị trí này trùng với điểm đầu tuyến đường kết nối đường ĐT638 đến đường ven biển (ĐT639) trên địa bàn H.Phù Mỹ.Từ điểm đầu, tuyến đường kết nối theo hướng đông bắc đến giáp đường sắt Bắc - Nam, đến QL1, về hướng phía bắc bãi chôn lấp chất thải rắn xã Mỹ Phong (H.Phù Mỹ), tiếp tục đi phía nam hồ Suối Sổ, vượt qua đèo Bà Nam đến địa phận xã Mỹ Thọ.Tại xã Mỹ Thọ, tuyến đường kết nối chuyển hướng sang phía bắc hồ Hóc Nhạn, đến giáp đường ĐT632 và kết thúc tại vị trí giao với đường ven biển ĐT639 tại thôn Chánh Trạch 3, xã Mỹ Thọ (phía nam KCN, khu bến cảng Phù Mỹ).Tổng mức đầu tư dự án 2.115 tỉ đồng (gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 348 tỉ đồng; chi phí xây dựng và thiết bị 1.379 tỉ đồng; chi phí quản lý dự án, tư vấn và các chi phí khác 125 tỉ đồng; chi phí dự phòng 263 tỉ đồng).Tiến độ thực hiện dự án từ năm 2024 - 2029.UBND tỉnh Bình Định giao Ban Quản lý dự án giao thông tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương có liên quan triển khai thực hiện các bước hồ sơ, thủ tục đầu tư, trình cơ quan thẩm quyền thẩm định, phê duyệt để triển khai thực hiện dự án.Như Thanh Niên đã thông tin, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tự Công Hoàng đã ký quyết định về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5.000 KCN Phù Mỹ. Theo đó, KCN Phù Mỹ rộng gần 821 ha (xã Mỹ An 627,2 ha, xã Mỹ Thọ khoảng 193,8 ha). UBND tỉnh Bình Định đã chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN Phù Mỹ - giai đoạn 1. Theo đó, dự án có quy mô 436,8 ha (thuộc quy hoạch phân khu bắc KCN Phù Mỹ), tổng vốn đầu tư 4.569,4 tỉ đồng, nhà đầu tư dự án là Công ty CP Tập đoàn đầu tư Phù Mỹ (Bình Định).Thời gian xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động hoặc khai thác vận hành khoảng 48 tháng theo tiến độ bàn giao mặt bằng (từ quý 1/2025 - quý 1/2029).