Ngày của người chết ở Mexico tại sao lại vui vẻ và là di sản văn hóa?
Theo nghiên cứu, cậu thiếu niên đã phải nhập viện vì tổn thương thận và thiếu máu cục bộ cấp tính.Thú cưỡi Võ Lâm Truyền Kỳ MAX không chỉ siêu đẹp mà còn rất ngầu
Ngày 10.3, tại Sóc Trăng, Hệ thống trường phổ thông FPT (FPT Schools) phối hợp Sở GD-TĐ tỉnh Sóc Trăng và Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (Bộ GD-ĐT) tổ chức hội thảo "Hiệu trưởng 4.0: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giảng dạy và quản lý giáo dục". Sự kiện có sự tham dự của các cơ quan quản lý giáo dục, chuyên gia công nghệ, nhà nghiên cứu và gần 500 hiệu trưởng, cán bộ quản lý giáo dục tại địa phương.GS-TS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (Bộ GD-ĐT), cho rằng AI đóng vai trò quan trọng trong việc định hình lại tư duy phát triển và chiến lược giáo dục của mỗi quốc gia. Các nhà quản lý và nhà giáo dục là lực lượng tiên phong, then chốt trong việc thực thi các chính sách giáo dục. Trong đó AI được coi là công cụ hữu ích nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh. Theo đó, việc phát triển năng lực AI không chỉ xây dựng môi trường học tập sáng tạo mà còn giúp học sinh nhận thức rõ tiềm năng của bản thân, góp phần phát triển tư duy, hướng đến trở thành công dân toàn cầu trong tương lai. Bởi, AI có tác động toàn diện tới 3 trụ cột chính của giáo dục, gồm: chương trình học; quá trình dạy và học; kiểm tra đánh giá. Điều này giúp tăng cơ hội tiếp cận giáo dục, thúc đẩy giáo dục cá nhân hóa, nâng cao tinh thần tự học, đổi mới và nâng cao hiệu quả giảng dạy, tạo dựng thói quen học tập suốt đời.Các chuyên gia tham dự hội thảo cho rằng, trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, sự bùng nổ của AI đã ảnh hưởng sâu sắc tới mọi lĩnh vực của đời sống. Giáo dục được xem là một trong những ngành chịu tác động rõ nét nhất, với cả cơ hội lẫn thách thức. Trong đó, những vấn đề đáng lo ngại là có thể sẽ làm gia tăng khoảng cách số (thuận lợi với những nơi có cơ sở hạ tầng, internet, trang thiết bị thuận lợi và ngược lại), các vấn đề đạo đức AI, bảo mật dữ liệu, sự phụ thuộc vào công nghệ, tính chính xác và khách quan của nội dung...Liên quan vấn đề này, thạc sĩ Đỗ Đức Lân, Phó trưởng Phòng quản lý khoa học, đào tạo và hợp tác quốc tế (Viện Khoa học giáo dục Việt Nam) chia sẻ thêm, qua một nghiên cứu phối hợp với UNICEF Việt Nam năm 2024, trong hơn 11.000 học sinh tại 22 tỉnh thành cả nước, kết quả chỉ có hơn 23% học sinh biết thông tin AI từ nhà trường, còn lại đa số là biết từ sách báo, truyền thông xã hội. Về khó khăn khi sử dụng AI, các em cho biết có 3 vấn đề hàng đầu là thiếu kiến thức và kỹ năng về AI, thiếu trang thiết bị và công nghệ, thiếu hướng dẫn từ giáo viên. Điều này cho thấy còn rất nhiều nhà trường chưa có những chương trình hỗ trợ học sinh sử dụng AI một cách bài bản và kế hoạch. Trong khi đó, TS Nguyễn Xuân Phong, Phó hiệu trưởng Trường ĐH FPT, Giám đốc điều hành Hệ thống trường phổ thông FPT (Tập đoàn FPT), cho biết, từ 2 năm nay, Hệ thống FPT Schools đã triển khai chương trình về AI, robotics, steam theo tiêu chuẩn quốc tế để giảng dạy cho học sinh từ lớp 1. Những kết quả tích cực thời gian qua nói lên phần nào khả năng học tập, khả năng tiếp thu, bắt kịp những tiến bộ khoa học – công nghệ của giới trẻ, học sinh Việt Nam là rất mạnh mẽ. Những năm tới đây, dự đoán xã hội sẽ phát triển vượt bậc về khoa học – công nghệ với sự đa dạng và phức tạp hơn. Nhưng nếu ngành giáo dục tạo điều kiện tốt để các em trau dồi, rèn luyện thì chúng ta sẽ có một nguồn nhân lực rất mạnh mẽ về khoa học - công nghệ, hoàn toàn có thể sánh vai với các nước trên thế giới.
Hàng quán từng bị 'bóc phốt' có dị vật trong món ăn nay buôn bán ra sao?
Ngày 29.12.2024, ở trận bán kết lượt về AFF Cup 2024 giữa đội tuyển Việt Nam và Singapore, Tấn Tài dính chấn thương đứt dây chằng đầu gối phải. Đến ngày 14.1.2025, anh được phẫu thuật tại Bệnh viện Vạn Hạnh (TP.HCM). Sau đó, hậu vệ phải sinh năm 1997 nằm lại bệnh viện 3 ngày để theo dõi rồi về nhà người thân ở TP.HCM để tập phục hồi. Đến ngày 24.1, anh trở về quê nhà Hoài Ân (Bình Định) để tận hưởng kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ cùng gia đình. Trong buổi chia sẻ cùng Báo Thanh Niên vào chiều 28.1 (29 Tết), Tấn Tài chia sẻ: "Thời tiết ở quê lạnh hơn TP.HCM, nên khiến chân tôi khá buốt. Mấy ngày qua tôi không được ngủ sâu giấc do chân còn hơi đau, chưa thật sự thoải mái". Anh nói thêm: "Tuy nhiên, giờ mọi chuyện cũng đã ổn hơn rất nhiều rồi. Sau khi phẫu thuật, chân tôi gần như mất cơ hoàn toàn và không thể co duỗi. Nhưng hiện tại, cơ cũng dần hồi phục. Tôi thường xuyên tập các bài co duỗi để chân không bị cứng. Mỗi ngày, tôi tập đến khi chân mỏi rồi sẽ chườm đá, hồi phục, nghỉ ngơi rồi sẽ tập tiếp. Có như vậy, chân mới khỏe để bước vào giai đoạn hồi phục quan trọng hơn, diễn ra sau Tết Nguyên đán". Ngày mùng 6 Tết, Tấn Tài sẽ di chuyển vào TP.HCM để tập hồi phục tại Trung tâm RTD Rehab của bác sĩ đội tuyển Việt Nam Trần Huy Thọ. Nàng WAG Phạm Thị Hiếu và cậu con trai Tiger cũng sát cánh cùng hậu vệ sinh năm 1997 trong hành trình gian nan này. Đây sẽ là động lực cũng như điểm tựa để Tấn Tài trở lại mạnh mẽ hơn. Tấn Tài chia sẻ: "Thời gian tới, tôi sẽ tập trung toàn lực vào quá trình hồi phục. Sau khi thật sự ổn, tôi mới trở về tập trung cùng CLB Bình Dương. Tôi cũng đã xin phép HLV trưởng Nguyễn Công Mạnh và được đồng ý. Phía trước sẽ là một chặng đường gian nan nhưng tôi tự tin mình sẽ trở lại thật mạnh mẽ để có thể sớm cống hiến cho CLB Bình Dương cũng như đội tuyển Việt Nam". Bác sĩ Trần Huy Thọ cũng nói thêm về tình hình của Tấn Tài: "Qua theo dõi, chấn thương của Tài giờ đã ổn định rồi. Đã cắt chỉ xong, gập duỗi tốt và đi lại cũng ổn định. Tôi nghĩ Tài sẽ trở lại tập cùng đội trong vòng 6-8 tháng nữa. Hiện tại, tôi cũng đã chuẩn bị các giáo án, bài tập rất chi tiết để có thể giúp Tài hồi phục nhanh nhất, lấy lại phong độ sớm nhất. Tài có cơ địa tốt nên tôi hy vọng rằng quá trình hồi phục sẽ diễn ra suôn sẻ, thuận lợi".
Ở trận tứ kết hôm 12.3, khi trận đấu chỉ còn chưa đến 10 phút (thời gian chính thức) và đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa gặp bế tắc trong việc tìm đường đến mành lưới của đội Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, Nguyễn Văn Thức đã biết cách tỏa sáng đúng lúc. Chàng sinh viên đang học ngành quản trị khách sạn (Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa) đi bóng dũng mãnh xộc thẳng vào trung lộ, đối mặt với nhiều hậu vệ đối phương trước khi tung cú sút uy lực và hiểm hóc để đánh bại thủ môn đội Trường ĐH Công nghệ TP.HCM. Pha lập công quý giá của Văn Thức ở phút 71 giúp thầy trò HLV Nguyễn Thành Công giành chiến thắng chung cuộc, qua đó đi tiếp vào bán kết.Dám đưa ra lựa chọn và nỗ lực để thực hiện tốt nhất khi đối mặt thử thách, chính bản lĩnh của tiền đạo sinh năm 2003 đã giúp đội bóng vượt qua những thời khắc khó khăn. Đó cũng là "kim chỉ nam" của Nguyễn Văn Thức trong cuộc sống. Tiền đạo quê Thanh Hóa cho biết việc chơi bóng đá giúp anh trưởng thành hơn từng ngày: "Từ một cậu bé gầy gò, tôi trở thành cao to (1,80 m, nặng 75 kg) như hôm nay, cũng nhờ chơi thể thao. Khi tham gia đội bóng Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa trong mấy năm nay, tôi cũng trở nên chín chắn hơn, có trách nhiệm với việc mình làm. Tôi muốn trở thành một người đàn ông bản lĩnh, để đỡ đần mẹ và chăm sóc các em". Văn Thức tiết lộ, cha anh qua đời trước thời điểm thi ĐH. Anh từng đau buồn rất nhiều, nhưng suy nghĩ phải thay thế cha để làm chỗ dựa cho gia đình" đã thôi thúc chàng trai xứ Thanh càng mạnh mẽ hơn.Sự mạnh mẽ đã được Nguyễn Văn Thức thể hiện qua những bước chạy, những tình huống tranh chấp hay ghi bàn trên sân cỏ. Và không chỉ riêng tiền đạo 22 tuổi này, sự mạnh mẽ cũng là yếu tố đưa tập thể đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đi xa tại TNSV THACO cup 2025, với dấu ấn đậm nét đầu tiên là đánh bại đội bóng rất mạnh Trường ĐH Thủy lợi ở trận play-off khu vực phía bắc và lấy suất góp mặt VCK tại TP.HCM.Văn Thức là sinh viên năm tư, đã thi đấu cho đội bóng Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa kể từ những ngày đầu nhập học. Sau 4 năm thi đấu, Thức cùng các đồng đội từng giành nhiều chức vô địch, còn riêng bản thân anh cũng không ít lần đoạt những danh hiệu cá nhân (vua phá lưới, cầu thủ xuất sắc). Tuy nhiên, mùa giải 2025 mới là lần đầu Nguyễn Văn Thức cùng đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa góp mặt tranh tài tại TNSV VN. Do đó, tiền đạo 22 tuổi và các đồng đội rất khao khát thể hiện khả năng. Chính Văn Thức cũng là người đá luân lưu đầu tiên, mở ra chiến thắng chung cuộc cho thầy trò HLV Nguyễn Công Thành trước đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM ở bán kết. Giờ đây, đội bóng xứ Thanh đã tiến rất sát đến ngôi vương, khi ghi danh vào trận chung kết. "Chúng tôi đặt mục tiêu vô địch. Trong lần đầu và cũng có thể là lần cuối dự giải, tôi muốn lưu lại kỷ niệm tuyệt đẹp thời sinh viên", chân sút Nguyễn Văn Thức bày tỏ.
Đón hè 2024, Comfee ra mắt dòng điều hòa thông minh AI điều khiển bằng giọng nói
Năm 2019, việc cô Trần Thị Thúy (Trường THPT Đức Hợp, H.Kim Động, Hưng Yên) được vinh danh là một trong 50 giáo viên toàn cầu, từ hơn 10.000 ứng viên trên thế giới, gây chú ý đặc biệt trong ngành giáo dục. Giải Global Teacher Prize của cô Thúy là giải thưởng danh giá được trao bởi Quỹ Varkey và UNESCO cho các giáo viên xuất sắc trên toàn thế giới. Giải thưởng vinh danh những nhà giáo có đóng góp đặc biệt cho nghiên cứu xuyên quốc gia và cho cộng đồng học sinh.Lần đầu tiên Thúy tiếp xúc với tiếng Anh là hồi lớp 6. Những năm THCS còn lại, cô và các bạn không được học tiếp môn này do trường thiếu giáo viên. Một người anh họ là sinh viên đại học ở Hà Nội khi về chơi đã tặng cô cuốn tạp chí song ngữ. Trong đó, cô tìm thấy những kiến thức thú vị nên tự mày mò học tiếng Anh… Đó là cơ duyên để cô Thúy nhận ra niềm yêu thích đối với tiếng Anh và nuôi dưỡng ước mơ trở thành cô giáo dạy môn học này.Vốn là học sinh của Trường THPT Đức Hợp (H.Kim Động, Hưng Yên), sau khi tốt nghiệp khoa tiếng Anh Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cô Thúy trở về trường cũ công tác và đặt mục tiêu đổi mới trong phương pháp dạy học. "Tôi tự hỏi, nếu bản thân áp dụng những nội dung và phương pháp mình được học hồi năm 2002 - 2005 cho hàng chục năm sau thì liệu có còn phù hợp hay không, khi mà điều kiện, phương tiện học tập của học sinh ngày nay đã khác quá nhiều so với thời của tôi? Tôi bắt đầu tự đổi mới bằng việc hoàn thành khóa học chuẩn giáo viên ngoại ngữ theo Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 của Sở GD-ĐT Hưng Yên. Với mong muốn duy trì khả năng mà mình có được, tôi lên mạng tìm những video học tiếng Anh để tự bồi dưỡng…", cô Thúy chia sẻ.Đối mặt thực trạng học trò còn gặp nhiều khó khăn với kỹ năng nghe, nói tiếng Anh, cô Thúy đã áp dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực, nhưng kết quả vẫn chưa đạt mong đợi. Không nản lòng, cô tìm kiếm những cách dạy tạo hứng thú cho học sinh, ứng dụng công nghệ vào bài giảng, tổ chức các tiết học kết nối qua Skype để học sinh giao tiếp với người dân các nước khác, học theo dự án…Từ cách đây cả chục năm, học sinh của cô Thúy ở Trường THPT Đức Hợp đã được kết nối với lớp học ở Nhật Bản, Ai Cập, Philippines, và có những chuyến đi thực tế ảo đến các vườn quốc gia của Mỹ, nơi mà cô trò trước đó chỉ thấy được qua những hình ảnh trên sách giáo khoa. Khỏi phải nói, học sinh của cô vô cùng hứng thú và tiến bộ rõ rệt về khả năng giao tiếp tiếng Anh sau những giờ học như vậy.Sau giải thưởng lớn năm 2019, cô Thúy nhận được nhiều lời mời làm việc hấp dẫn nhưng cô vẫn quyết định gắn bó với học trò ở "trường làng" để giúp những đứa trẻ xung quanh mình có điều kiện học tập tốt hơn. "Nếu ai cũng bỏ đi tới những nơi có điều kiện tốt hơn trong khi thế giới đang ở nền công nghiệp 4.0 với những khái niệm phổ biến như trí tuệ nhân tạo (AI), robot, internet vạn vật (IoT)…, thì những đứa trẻ ở nơi xa xôi sẽ thiệt thòi hơn bạn cùng trang lứa. Giáo viên nên là người kết nối để thế giới gần hơn với học trò của mình", cô Thúy tâm niệm.Cất kỹ những chứng nhận giải thưởng, những kỷ niệm đẹp lấp lánh, cô Thúy tiếp tục cần mẫn đi dạy, tiếp tục yêu thương bọn trẻ ở "trường làng" nhỏ bé của mình. Cô tâm sự: "Điều lớn nhất tôi có được là tiếp tục cùng học sinh đi trên hành trình tri thức, tiếp tục nhìn thấy nụ cười trên môi các em và thấy các em trưởng thành từng ngày…Mỗi ngày, mỗi giờ học, mỗi mùa học, "cô giáo cháu" (cách xưng hô dí dỏm của cô Thúy - PV) luôn làm mới mình để cô trò có thêm cảm hứng trong dạy và học. Không dừng lại ở những lớp học xuyên biên giới, cô Thúy cùng học trò luôn có những dự án học tập để mỗi phần tìm tòi, khám phá, trình bày của các em là cơ hội giúp học sinh thêm yêu thích tiếng Anh, phát triển khả năng, vượt qua giới hạn của bản thân…Cô Thúy còn lập ra một kênh đăng tải các video do cô thực hiện để hướng dẫn học sinh từ lớp 3 đến lớp 12 tự học tiếng Anh với tên "Learning English with Cô giáo làng". "Sau khi hoàn thành công việc ở trường, ríu rít lên lớp online cùng tụi nhỏ, "cô giáo cháu" lại ngồi trong phòng làm việc để dựng bài giảng cả sáng, cả chiều, có khi cả tối vào mùa hè. "Cô giáo cháu" hình dung ra các bạn học sinh, và biết đâu là cả phụ huynh, khi xem các video này cùng chăm chú lắng nghe, phát âm lại chính xác các từ và chia sẻ niềm vui cùng cô giáo…", cô Thúy hạnh phúc nói.