Vì sao diễn viên Trung Dũng kín tiếng chuyện tình cảm?
Ngày 17.1, Công an P.Tân Chánh Hiệp (Q.12, TP.HCM) đang xác minh, trích xuất camera an ninh nhà dân để làm rõ vụ người đàn ông bị 2 người lạ mặt đuổi đánh tới tấp trên địa bàn.Trước đó, tối 16.1, mạng xã hội lan truyền clip, ghi lại cảnh một người đàn ông bị hai người lạ mặt đuổi đánh trên đường. Nạn nhân không chống trả nhưng hai người này đuổi theo đánh tới tấp. Chứng kiến vụ việc, người dân đến can ngăn nhưng không được. Vụ đánh người gây náo loạn trên đường. Sự việc xảy ra trên đường Tô Ký (P.Tân Chánh Hiệp, Q.12, TP.HCM).Trao đổi với PV Báo Thanh Niên, người dân tại khu vực cho biết, khoảng 20 giờ ngày 16.1, người đàn ông chạy xe máy trên đường Tô Ký, hướng từ quốc lộ 1 về đường Nguyễn Ảnh Thủ. Khi đến trước trụ sở Công ty điện lực An Phú Đông (P.Tân Chánh Hiệp, Q.12) thì xảy ra va chạm với xe máy của một người đàn ông khác chạy từ hẻm ra đường Tô Ký. Sau va chạm hai bên có xảy ra cự cãi."Vụ việc chỉ là va chạm nhẹ nhưng họ đánh người ta dữ quá. Lúc đầu, hai bên có cự cãi, sau đó định bỏ đi thì một người đi đường không liên quan đến vụ việc lao đến đánh người đàn ông chạy xe máy đi đúng chiều (người chạy xe máy trên đường Tô Ký). Thấy vậy, người có va chạm xe máy với nạn nhân cũng lao đến cùng tấn công người đàn ông. Tôi thấy họ còn cầm cây sắt nhưng lúc đó tiệm có khách nên tôi chạy vào bán hàng, không biết họ có đánh nạn nhân nữa không", bà T. (chủ tiệm bán quần áo gần hiện trường) bức xúc.Ngay khi nhận tin báo vụ việc người đàn ông bị đánh hội đồng trên đường Tô Ký (Q.12), lực lượng công an địa phương đã đến hiện trường, trích xuất camera an ninh nhà dân quanh khu vực, truy xét những người có liên quan, làm rõ.Chi 1,4 tỉ đồng đốn hạ hơn 400 cây xanh để làm metro số 2
Khu nhà trọ số 12 đường 20 (KP.8, P.Bình Hưng Hòa A, Q.Bình Tân, TP.HCM) của bà Đặng Thị Xuân (65 tuổi) được nhiều người khen ngợi qua bài viết: Chủ nhà trọ ở TP.HCM với quy định 'đặc biệt', khiến nhiều người thuê ở gần chục năm đăng tải trên Báo Thanh Niên.Do tuổi cao, bà Xuân giao lại khu trọ cho con gái là chị Nguyễn Thị Hồng Nương (40 tuổi) quản lý. Những ngày này, chị Nương cùng mọi người chung tay trang trí khu trọ để có cái tết ấm áp, sum vầy. Cả xóm cùng tập trung trước hẻm cùng nhau trang trí, không khí rộn ràng cả một dãy trọ. Đó là niềm vui giản dị của những người thuê trọ khi Tết Nguyên đán đến gần. Mong muốn lớn nhất của chị Nương là cả xóm đoàn kết với nhau, tận hưởng không khí tết như ở quê. Người ở trọ tại đây hầu hết là công nhân, lao động tự do. Chị Nương tự tay trang trí, đặt các tiểu cảnh để mọi người có chỗ vui chơi, check in. Dù chưa có danh sách cụ thể nhưng chị Nương đoán năm nay người thuê ở lại TP.HCM ăn tết đông hơn những năm trước. Việc trang trí nhà trọ của chị Nương có sự đồng hành của khu phố và Hội LHPN P.Bình Hưng Hòa A. Khu trọ được trang hoàng đẹp mắt, trẻ con thích thú với không gian rực rỡ quanh phòng trọ. "Năm nay khó khăn nên có thể nhiều người sẽ ở lại nhà trọ, ăn tết cùng mọi người trong xóm. 18 tháng chạp, tôi cũng nấu bữa cơm tất niên để cả xóm cùng chung vui, nhìn lại một năm qua", chị Nương chia sẻ. Bà Võ Thị Ba (49 tuổi, quê ở Bạc Liêu) thuê nhà trọ chị Nương ở nhiều năm nay. Mỗi tối khi có thời gian rảnh bà và mọi người trong xóm ra trước khu trọ cùng ngắm những tiểu cảnh được mọi người trang trí. "Tôi thấy ít nhà trọ nào trang trí tết sum vầy như vậy. Năm nay tôi định ở lại TP.HCM ăn tết, bà chủ trọ và chị Nương cũng có nhắc ít ngày nữa sắp xếp thời gian ăn tất niên cùng cả xóm", bà Ba chia sẻ. Chị Trúc Anh (quê ở Hậu Giang) làm công nhân sản xuất giày dép thuê trọ chị Nương ở từ nhiều năm nay. Chị có hai con nhỏ, các con rất thích thú với hình ảnh đẹp mắt về nhà trọ những ngày cuối năm. "Không chỉ ngày tết, bình thường chủ trọ cũng quan tâm đến mọi người. Tôi ở đây đã mấy năm chưa bao giờ có ý định chuyển đi. Mọi người ở phòng trọ khác xem nhau như anh em, cuối năm cùng nhau ăn bữa cơm tất niên ấm cúng", chị Anh bày tỏ.
Những tấm lòng vàng 13.8.2022
Tháng 12.2024, tại Đồi Bù, H.Chương Mỹ, TP.Hà Nội, chị Mai đã cùng con chó tên Chopper thực hiện màn bay dù. Chopper thuộc giống chó Shiba (Nhật Bản).Theo chị Mai, Chopper sở hữu tinh thần dũng cảm, sự nhanh nhẹn và bản tính mạnh mẽ. Những đặc điểm này khiến Chopper trở thành người bạn đồng hành lý tưởng trong mỗi chuyến đi của chị Mai. Khi quyết định thực hiện màn bay dù này, chị Mai không chỉ muốn thử thách bản thân mà còn mong muốn Chopper được trải nghiệm cảm giác bay cùng chủ, nhìn ngắm cảnh quan từ trên cao."Chopper đã đồng hành với mình trong rất nhiều thử thách, từ leo núi đến khám phá những miền đất mới. Với mình Chopper là một người bạn không thể thiếu trong những cuộc hành trình khám phá vùng đất mới. Màn bay dù này chỉ là một trong những trải nghiệm đặc biệt mà mình muốn cùng Chopper trải nghiệm”, chị Mai nói.Mặc dù đây là lần đầu tiên Chopper tham gia hoạt động này, nhưng theo chị Mai, con chó này đã tỏ ra cực kỳ tự tin và bình tĩnh. Điều này không có gì ngạc nhiên vì Chopper vốn dĩ là một chú chó ưa mạo hiểm, với quá trình luyện tập thể lực và các bài huấn luyện nghiêm túc của chị Mai."Trước khi thực hiện chuyến bay, mình đã chuẩn bị cho Chopper một chiếc đai bảo vệ an toàn. Mặc dù người hướng dẫn khuyến cáo rằng thú cưng có thể sẽ lo lắng khi bay, nhưng mình hoàn toàn tin tưởng vào khả năng của Chopper. Vì Chopper đã vượt qua nhiều thử thách khó khăn trước đó, chẳng hạn như chinh phục các đỉnh núi cao”, chị Mai nói.Chopper không chỉ là một chú chó bình thường mà còn là một người bạn đặc biệt của chị Hà Mai. Được nhận nuôi vào tháng 5.2022, Chopper là con chó nhỏ và có phần yếu nhất trong đàn. Tuy nhiên, nhờ sự chăm sóc, huấn luyện của chị Mai, con chó này đã trở thành người bạn đồng hành tuyệt vời trong mọi chuyến đi, đặc biệt là chinh phục những ngọn núi cao.Đến thời điểm hiện tại, Chopper đã cùng chị Mai chinh phục 10 ngọn núi cao ở phía bắc như: đỉnh Sa Mu U Bò và Tà Xùa (Sơn La), đỉnh Nhìu Cồ San (tỉnh Lào Cai)... Một trong những câu chuyện đáng nhớ nhất giữa chị Mai và Chopper là leo Putaleng (tỉnh Lai Châu), vào một buổi sáng mùa đông, khi băng qua rừng tre, trúc, để chinh phục đỉnh núi vào tháng 3.2024."Chúng mình xuất phát từ 4 giờ sáng, khi trời vẫn tối như mực, với mục tiêu lên đỉnh núi để kịp ngắm bình minh. Sự hiện diện của Chopper khiến mình cảm thấy an tâm và dũng cảm hơn rất nhiều. Đó là một chuyến đi tuyệt vời, với ánh trăng lãng mạn và khoảnh khắc chạy đua với mặt trời”, Chị Mai nhớ lại.Việc leo núi đã trở thành một phần không thể thiếu trong các chuyến đi của chị Mai và Chopper. Chú chó này được chị Mai huấn luyện để duy trì thể lực tốt và luôn sẵn sàng cho mọi thử thách, từ việc chạy bộ mỗi sáng. Tối đến học các hiệu lệnh giúp nghe lời chị Mai."Chopper rất thích leo núi và là người bạn đồng hành tuyệt vời. Mình không nuôi Chopper theo kiểu chiều chuộng mà tập trung vào việc huấn luyện kỷ cương và sự thích nghi. Vì thế, Chopper rất độc lập, dũng cảm và thích khám phá”, chị Mai chia sẻ.
Nhà chức trách tuyên bố rằng 74 UAV đã bị bắn hạ khi đang tiến gần đến Moscow vào sáng sớm ngày 11.3. Sự kiện này đánh dấu cuộc tấn công bằng UAV lớn nhất nhằm vào thủ đô Moscow trong cuộc xung đột Nga - Ukraine. Thị trưởng Sobyanin cho rằng vụ tấn công là do quân đội Ukraine gây ra. Phía Ukraine chưa bình luận về thông tin trên."Các dịch vụ khẩn cấp đang làm việc tại địa điểm có mảnh vỡ rơi xuống", Thị trưởng Sobyanin cho biết. Vụ việc khiến ít nhất một người thiệt mạng và 9 người khác bị thương, đồng thời gây ra hỏa hoạn ở nhiều nơi, theo The Kyiv Indenpendent.Vụ việc cũng khiến các sân bay ở Moscow phải chuyển hướng hoặc tạm dừng hoạt động. Cơ quan Vận tải Hàng không Nga thông báo hạn chế hoạt động của 2 sân bay lớn ở Moscow là Zhukovsky và Domodedovo vì lí do an ninh.Trong khi đó, Thống đốc vùng Moscow Andrei Vorobyov cho hay một số cư dân đã buộc phải sơ tán khỏi các chung cư ở quận Ramenskoye (Moscow), cách Điện Kremlin khoảng 50 km về phía đông nam.Hãng thông tấn TASS dẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga cho hay lực lượng của họ đã chặn một cuộc tấn công lớn của 337 UAV của Ukraine trên nhiều khu vực, bao gồm 91 chiếc ở vùng Moscow, 126 chiếc ở vùng Kursk, 38 chiếc ở vùng Bryansk và những chiếc khác ở các vùng Belgorod, Ryazan, Kaluga, Lipetsk, Oryol, Voronezh và Nizhny Novgorod.Cuộc không kích diễn ra khi các phái đoàn Kyiv và Washington sắp họp tại Ả Rập Xê Út để thảo luận về các điều khoản hòa bình và cách thức chấm dứt xung đột Nga - Ukraine.Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cáo buộc đây không phải là lần đầu tiên Ukraine phóng UAV vào Moscow vào đúng ngày một phái đoàn cấp cao dự kiến đến thăm thủ đô Nga. Tổng thư ký Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) Feridun Sinirlioglu dự kiến sẽ có chuyến thăm Nga vào ngày 11.3.Trong một diễn biến khác, ông Lubos Blaha, thành viên Nghị viện châu Âu, nhận định Nga đang giành chiến thắng trong chiến dịch quân sự đặc biệt và nắm giữ thế chủ động trên chiến trường. Ông chia sẻ với TASS rằng: "Hiện Ukraine không có cơ hội, Ukraine không có nhân lực và nếu không có Mỹ, họ không có khả năng bảo vệ lãnh thổ".
Đại đô thị Ocean City ra mắt siêu quần thể Mega Grand World Hà Nội
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, không khí đón năm mới rộn ràng khắp nơi. Nhiều người gác lại công việc thường nhật để về sum họp gia đình. Thế nhưng, những công nhân, kỹ sư thi công cầu vượt QL61, nút giao IC4 thuộc cao tốc Cần Thơ - Cà Mau (H.Phụng Hiệp, Hậu Giang) vẫn tất bật trên công trường.Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, tiếng máy móc, phương tiện thi công rền vang trên công trường. Bất chấp thời tiết đỉnh nắng trong ngày, các kỹ sư, công nhân vẫn miệt mài làm việc. Trong bữa cơm giờ giải lao, ai nấy đều ăn vội để nhanh chóng bắt tay làm nhiệm vụ. Nỗi nhớ nhà của mọi người dường như bị lắng xuống, vì vượt lên trên hết là sự quyết tâm góp sức hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc về đích trước 31.12.2025.Anh Lê Huy Báo, chỉ huy mũi thi công cầu vượt QL61 (Công ty CP đầu tư xây dựng ĐMA) cho biết, lúc này công ty đang duy trì đội thi công từ 7 – 10 người, nỗ lực làm việc trên tinh thần "vượt nắng, thắng mưa" để lao lắp dầm cầu, gia công cốt thép, lắp đặt khe co giãn, làm dầm ngang. "Ngày tết rồi nên anh em tranh thủ từng giờ một, quyết tâm hoàn thành mục tiêu. Chẳng hạn, hôm nay bộ phận lao lắp dầm cầu phải xong 5 phiến mới nghỉ. Không kể thời gian, giờ giấc, còn việc thì sẽ làm xuyên ngày, xuyên đêm", anh Báo nói.Đến nay, dự án cầu vượt QL61 đã đạt 80% hợp đồng. Song, với sự khẩn trương đưa công trình về đích càng sớm càng tốt, các công nhân, kỹ sư vẫn nỗ lực làm việc đến hết 29 tết. Mọi người chỉ nghỉ ngơi mùng 1 - 2, đến mùng 3 tết thi công trở lại. Không có nhiều thời gian, nhiều công nhân, kỹ sư quyết định ăn tết trên công trường. Tinh thần này được quán triệt từ trước nên mọi người rất vui vẻ ở lại.Sau nhiều năm làm công nhân, năm nay là năm đầu tiên anh Trần Văn Tân (34 tuổi, H.Châu Thành, Kiên Giang) ăn tết trên công trường. Anh Tân cho biết, ở quê nhà anh có vợ và 2 con, bé nhỏ 1 tuổi, bé lớn mới 3 tuổi. Công ty hiểu hoàn cảnh, sự nỗ lực của các anh, chị em công nhân nên đã giải quyết sớm vấn đề lương thưởng, chế độ để mọi người gửi về cho gia đình mua sắm tết. Tết xa nhà nhưng được sự quan tâm của lãnh đạo công ty, đồng nghiệp nên ai cũng ấm lòng."Trước tết, tôi đã gửi quà về để vợ mua sắm đồ tết cho các con. Cảm giác nhớ gia đình là có, nhưng đón tết trên công trường cao tốc cũng có cái vui riêng. Anh em ở đây luôn chia sẻ, động viên và tạo niềm vui cho nhau. Vợ tôi rất đồng cảm, vì cũng như nhiều bà con miền Tây, rất mong cao tốc nhanh chóng hoàn thành", anh Tâm chia sẻ.Nguyễn Duy Thái (18 tuổi, H.U Minh Thượng, Kiên Giang), cho biết mình là một trong những công nhân nhỏ tuổi nhất tại mũi thi công cầu vượt QL61. Vì vậy, mọi người đều giành sự ưu tiên, muốn cho về quê ăn tết sớm, nhưng Thái từ chối."Nói không nôn nao về quê ăn tết là nói dối, nhưng tôi nghĩ nếu về thì người ở lại sẽ thêm phần vất vả. Mình có sức trẻ mà để mọi người cáng đáng công việc của mình thì sao vui được. Tôi ở miền Tây nên biết bà con ở đây rất mong cao tốc Cần Thơ - Cà Mau sớm đưa vào sử dụng. Muốn vậy, các công nhân, kỹ sư tham gia vào công trình này phải có ý thức đồng lòng thực hiện, sẵn sàng cùng nhau vượt khó để đảm bảo tiến độ thi công", Thái bộc bạch.Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn Cần Thơ - Cà Mau có chiều dài tuyến chính 110,85 km. Công trình chia làm 2 dự án thành phần, gồm: đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và đoạn Hậu Giang - Cà Mau, tổng mức đầu tư 27.523 tỉ đồng, khởi công ngày 1.1.2023. Theo BQL dự án Mỹ Thuận (chủ đầu tư, thuộc Bộ GTVT), tính đến ngày 24.1, khối lượng thi công 2 dự án thành phần đã đạt 58%. Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đa số các nhà thầu trên 2 dự án thành phần sẽ tổ chức thi công xuyên tết trên công trường. Tuy nhiên, do các mỏ vật liệu, các đơn vị vận chuyển, nhà cung cấp nghỉ trong 3 ngày 29, 1, 2 (âm lịch) nên để đảm bảo tiến độ dự án, các đơn vị đang tổ chức thi công tăng ca, tăng kíp những ngày trước tết. Theo đó, ở cả 2 dự án, có 234 mũi thi công và 2.881 nhân sự, cùng 926 thiết bị máy móc đang làm việc ngày, đêm. Các hoạt động chủ yếu là thi công lu lèn nền đường, đắp gia tải, đắp lề, bờ bao, thi công đóng cọc, gác dầm, đổ bê tông bản mặt cầu. Các nhà thầu cũng tăng công suất tập kết vật tư, vật liệu về bãi tập kết để triển khai thi công trong dịp tết và triển khai song song các công tác không chịu ảnh hưởng bởi nguồn vật liệu như hoàn thiện phần đường.