Cần lên kế hoạch và tìm đơn vị cho spa chăm sóc da sắp mở?
iCafe CV Gaming chính thức chào sân
Sự kiện còn có sự hiện diện của các Phó thủ tướng, đại diện các bộ, ban, ngành của hai nước cùng gần 100 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam và Nga, hoạt động trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, năng lượng, vận tải, logistics, nông nghiệp, xây dựng...Phát biểu tại đối thoại, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Nga không chỉ được xây dựng trên nền tảng lịch sử, ân tình gắn bó mà còn có cả sự đồng hành của hai Chính phủ và nỗ lực của doanh nghiệp hai bên.Thủ tướng cam kết Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư, cải cách thủ tục hành chính và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Nga phát triển sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.Thủ tướng cho rằng, quan hệ kinh tế chưa tương xứng quan hệ chính trị, ngoại giao tốt đẹp giữa hai nước và đặc biệt là tình cảm giữa hai dân tộc, nhân dân hai nước; chưa khai thác được hết tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh trong quan hệ song phương.Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, hai bên đã thống nhất nâng kim ngạch thương mại song phương, phải đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng, nhanh chóng cấp phép cho các sản phẩm, hàng hóa, các doanh nghiệp cũng phải linh hoạt, sáng tạo trong kết nối hai thị trường.Cùng với đó, Thủ tướng đề nghị cần đột phá hơn trong hợp tác năng lượng, mở rộng không gian hợp tác thăm dò, khai thác dầu khí; đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình gồm đào tạo nhân lực, chuyển giao công nghệ, ưu đãi tài chính, chuyển giao kinh nghiệm và nâng cao năng lực quản trị, bảo đảm an toàn hạt nhân và truyền thông về sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình.Đánh giá các chủ đề đối thoại, đặc biệt là nông nghiệp, năng lượng và giao thông là 3 lĩnh vực mà Nga có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan Việt Nam tiếp tục trao đổi với các đối tác Nga để triển khai hợp tác cụ thể.Phía Việt Nam, các doanh nghiệp nhấn mạnh một số thách thức như quy trình thông quan tại Nga còn phức tạp, thiếu hụt cơ sở hạ tầng logistics và nhu cầu cải thiện các chính sách đầu tư.Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin cho biết, Nga xác định Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực. Đồng thời, đề cao việc thúc đẩy kết nối cơ sở hạ tầng logistics, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và khuyến khích các dự án hợp tác chiến lược giữa hai nước.Nhất trí với Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Nga cho rằng, kim ngạch thương mại song phương hiện nay mới khoảng gần 5 tỉ USD là chưa tương xứng với tiềm năng lớn giữa hai nước. Ông Mikhail Mishustin cho biết, phía Nga rất quan tâm tới vấn đề logistics và đánh giá Việt Nam đã trở thành trung tâm logistics quan trọng. Nga mong muốn và sẵn sàng hợp tác với Việt Nam để đẩy mạnh hợp tác giao thông vận tải; cũng như cung ứng sản phẩm công nghiệp, hợp tác triển khai dự án điện hạt nhân.Thủ tướng Mikhail Mishustin nhấn mạnh rằng Chính phủ Nga luôn sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng hoạt động và nắm bắt cơ hội tại Nga.Nhấn mạnh tình cảm mà nhân dân hai nước dành cho nhau, Thủ tướng Nga đề nghị mở rộng phạm vi hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư. Bên cạnh đó, Thủ tướng Mikhail Mishustin đã mời gọi các nhà đầu tư Việt Nam đầu tư tại Nga trên cơ sở chia sẻ giá trị chung và cùng có lợi, đặc biệt là tại vùng Viễn Đông với nhiều chính sách ưu đãi về đất đai, vận tải, tài chính.
Smartphone Honor 90 series ra mắt, camera gây ấn tượng
Đây là lần thứ hai hoạt động này được tổ chức Nhưng khác với năm trước, năm nay nhà trường đã để các bạn học sinh, sinh viên tự thiết kế mẫu sản phẩm và gửi tham gia cuộc thi thiết kế bao lì xì "Tết sum vầy, cùng sẻ chia".Hơn 100 mẫu thiết kế với đa dạng mẫu mã được các bạn học sinh, sinh viên gửi cho cuộc thi. Ban tổ chức đã sử dụng 3 mẫu đạt giải nhất, nhì, ba và 3 mẫu đạt giải khuyến khích để in 9.000 bao lì xì và bán với giá 2.000 đồng/phong bao. Số tiền lời sau khi bán được sẽ sử dụng để mua quà trao tặng cho các bạn học sinh nghèo, góp một phần nhỏ để các bạn có một cái tết ấm no, đủ đầy.Sau khi hoàn thiện, các sản phẩm được bán cho các học sinh, sinh viên, giáo viên và phụ huynh trong trường cùng những vị khách khác. Mỗi phong bao chỉ có giá 2.000 đồng nhưng lại chất chứa sự sẻ chia, ấm áp. Đây dự kiến sẽ là hoạt động thường niên của trường mỗi dịp cận tết để không chỉ tạo ra một hoạt động ý nghĩa mà còn là sân chơi cho các bạn trẻ thể hiện mình.
Hàng ngàn sinh viên ra quân tiếp sức thí sinh
Trao đổi với báo chí ngày 20.2, GS Trần Ngọc Đường, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cho rằng việc nghiên cứu sáp nhập tỉnh thành, bỏ cấp huyện là chủ trương phù hợp. Mô hình tổ chức chính quyền trên thế giới chú trọng xây dựng chính quyền 2 đầu mạnh là tỉnh mạnh và cơ sở (xã, phường) mạnh. Còn chính quyền trung gian ở giữa do chính quyền tỉnh đưa về một khu vực hoặc vùng nào đó thuộc một vài xã, phường để đại diện chính quyền tỉnh quản lý ở khu vực, cơ sở đó."Đây cũng là mô hình chính quyền tiến bộ, hiện đại hiện nay", GS Trần Ngọc Đường nói.*Ông đánh giá việc bỏ cấp huyện - một cấp chính quyền địa phương, có thuận lợi và khó khăn gì?GS Trần Ngọc Đường: Để đánh giá lợi, hại của việc bỏ cấp huyện cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ, đồng thời để thực hiện cho tốt chủ trương này bởi lâu nay chính quyền địa phương chúng ta quen với mô hình 3 cấp (tỉnh, huyện, xã).Nhưng bước đầu tôi cho rằng, nếu bỏ cấp huyện cũng có nhiều thuận lợi. Thuận lợi thứ nhất sẽ tạo ra không gian tương đối rộng hơn để phát triển kinh tế - xã hội mà không bó hẹp trong quận, huyện nào đó. Đồng thời, tạo ra môi trường rộng lớn hơn để thu hút tiềm năng, nguồn lực để phát triển.Thứ nữa, việc này thực hiện đúng chủ trương của Đảng là tinh giản để giảm tầng nấc trung gian, tăng ngân sách cho Nhà nước, bớt chi phí cho bộ máy của quận, huyện hiện nay cũng rất nhiều.Thêm vào đó, trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay thì việc quản lý nhà nước từ tỉnh đến cơ sở là xã, phường thuận lợi hơn rất nhiều khi công nghệ thông tin phát triển.Tuy nhiên, việc này bước đầu cũng có thể tạo ra một số cản trở do nhận thức chưa đầy đủ nên nghi ngại, lo lắng về quản lý Nhà nước có thực hiện được không, chính quyền cấp trên, cấp dưới xa nhau như thế liệu có quan liêu hay không?Những nghi ngại này là từ thực tiễn và phải giải quyết. Do đó, cần tuyên truyền, giáo dục để có nhận thức thống nhất, thông suốt về việc nghiên cứu bỏ cấp trung gian quận, huyện.*Nếu bỏ cấp trung gian là cấp huyện sẽ tạo thuận lợi hơn cho việc phân cấp, phân quyền?- Nếu bỏ cấp trung gian cấp huyện sẽ bỏ được việc phân cấp, phân quyền qua cấp huyện mà sẽ phân cấp, phân quyền thẳng từ cấp tỉnh xuống cấp xã, phường. Bỏ được một khâu trung gian đó sẽ giúp môi trường quản lý thông thoáng hơn, thuận lợi hơn.Trước đây triển khai vấn đề gì sẽ phải qua quận, huyện mới xuống xã, phường thì nay sẽ triển khai thẳng từ tỉnh, thành xuống xã, phường.*Với định hướng của Bộ Chính trị, Ban Bí thư là nghiên cứu sáp nhập một số tỉnh, thành, theo ông nên tiến hành theo hướng thế nào là phù hợp khi cả nước hiện nay có 63 tỉnh, thành?- Tôi cho rằng Bộ Chính trị, Ban Bí thư, T.Ư cũng đã có nghiên cứu và có thể sẽ không còn 63 tỉnh, thành nữa mà sẽ nghiên cứu sáp nhập một số tỉnh, thành lại để tạo ra thế mạnh cho vùng, liên kết vùng tốt hơn.Trước đây có thời kỳ chúng ta chỉ có 38 tỉnh, thành thôi nhưng có thể sẽ còn gom nhỏ hơn nữa để tạo ra vùng có thế mạnh liên kết với nhau. Như tạo ra vùng vừa có biển, có rừng, đồng bằng - có thể hợp nhất một số tỉnh có biển với một số tỉnh không có biển để tạo thế mạnh về biển, tạo thành một vùng có thế mạnh rộng lớn.Tôi nghĩ rằng, Bộ Chính trị, T.Ư Đảng đã có nghiên cứu nhưng sẽ phải làm từng bước.*Khi nghiên cứu sáp nhập tỉnh thì nên tính toán như thế nào, khi hiện nay các tiêu chí sáp nhập đơn vị hành chính chỉ là dân số và diện tích?Tôi cho rằng khi nghiên cứu việc sáp nhập một số tỉnh, thành sẽ phải có các tiêu chí cụ thể để tạo sự đồng thuận cũng như động lực phát triển mạnh mẽ. Nếu không có tiêu chí mà cứ sáp nhập theo ý muốn chủ quan sẽ không được và còn có thể tạo ra vùng lủng củng.*Theo ông, thời điểm này đã là chín muồi để nghiên cứu sáp nhập tỉnh chưa?Thời điểm này đã là chín muồi, nhưng phải nghiên cứu từng bước. Nhất là sau khi nhập được bộ máy của T.Ư tốt, rồi chính quyền địa phương tốt thì làm bài bản chứ không làm theo ý muốn chủ quan được.Thời gian qua có ý kiến cho rằng việc chia tách đơn vị hành chính nhỏ quá sẽ dẫn đến tình trạng mâu thuẫn, thậm chí cạnh tranh, triệt tiêu sự phát triển của nhau. Vì vậy, việc sáp nhập sẽ là một lợi thế để khắc phục tình trạng này và tạo ra động lực, không gian phát triển mạnh mẽ.Tuy nhiên, vấn đề tinh giản bộ máy, bỏ cấp huyện là vấn đề liên quan trực tiếp của con người mà những vấn đề liên quan trực tiếp đến lợi ích con người rất phức tạp nên phải làm bài bản, chuẩn bị công phu, cộng với quyết tâm rất lớn.Hiện nay không biết T.Ư chuẩn bị đến đâu nhưng quyết tâm của Đảng, Nhà nước là phải làm nhanh, mạnh để chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới bắt đầu từ Đại hội XIV của Đảng. Như vậy, phải có cơ sở trước để bước vào có thể thực hiện được.