Mồ mả 'bủa vây' khu dân cư
Chiều 25.1, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết, trong ngày thứ hai kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, toàn quốc xảy ra 53 vụ tai nạn giao thông, làm chết 25 người, bị thương 47 người (giảm 30 vụ, giảm 18 người chết, giảm 20 người bị thương so với năm 2024).Lực lượng cảnh sát giao thông các địa phương đã kiểm tra, phát hiện xử lý 7.855 trường hợp vi phạm ở lĩnh vực giao thông đường bộ, tạm giữ 74 xe ô tô, 2.618 xe mô tô, 88 phương tiện khác, tước 344 giấy phép lái xe các loại. Trong đó, vi phạm nồng độ cồn xử lý 2.106 trường hợp; vi phạm về tốc độ 1.808 trường hợp; chở hàng quá tải trọng 16 trường hợp; quá khổ giới hạn 4 trường hợp; chở quá số người quy định 58 trường hợp; vi phạm ma túy 9 trường hợp...Trên đường thủy, lực lượng cảnh sát giao thông đã kiểm tra, phát hiện xử lý 7 trường hợp vi phạm, phạt tiền 45 triệu đồng; đường sắt đã kiểm tra phát hiện, xử lý lập biên bản 2 trường vi phạm, phạt tiền 1 triệu đồng.Cục Cảnh sát giao thông cho biết, trong ngày 27 tết Nguyên đán, tại TP.Hà Nội, TP.HCM và các địa phương giáp ranh không xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài và tai nạn giao thông nghiêm trọng.Trước đó, trong ngày đầu kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, toàn quốc xảy ra 47 vụ tai nạn giao thông, làm 27 người chết, 31 người bị thương (so với cùng kỳ năm 2024 giảm 33 vụ, giảm 16 người chết, giảm 26 người bị thương).Như vậy, tính đến nay, đã có 52 người chết trong kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Khai trương phòng game Gaming Gang cho game thủ Đà Lạt
Theo kết quả điều tra, trưa 13.12.2024, Công an Q.Tân Bình phát hiện P.M.P và L.H.A.T (cùng 19 tuổi) chở nhau trên xe máy chạy trên đường Nguyễn Chánh Sắt (P.13, Q.Tân Bình), cùng kiện hàng có dấu hiệu nghi vấn nên tiến hành kiểm tra.Tại đây, công an phát hiện có 1 gậy dùi 3 khúc, 1 bình xịt hơi cay, 1 dụng cụ bắn điện cùng 3 viên đạn.Cả 2 khai đều là nhân viên giao hàng của hãng xe công nghệ. Trưa cùng ngày, T. nhận đơn hàng trên và vận chuyển từ đường Bạch Đằng đến đường Nguyễn Chánh Sắt.Mở rộng điều tra, công an xác định người giao hàng cho T. và P. là Huỳnh Châu Long (32 tuổi, ở Q.Gò Vấp) nên mời về làm rõ. Khai với công an, Long cho biết mua roi điện, bình xịt hơi cay, còng số 8, súng bắn đạn cao su từ một người thông qua ứng dụng Telegram. Để tránh bị phát hiện, Long sử dụng tài khoản ngân hàng của em họ khi giao dịch. Long kinh doanh các mặt hàng trên từ năm 2023 tới nay.Ngày 30.11.2024, Long mua 6 kiện hàng gồm 50 súng bắn điện, 60 đèn pin chích điện, 60 bình xịt hơi cay, 100 còng số 8 với tổng số tiền gần 90 triệu đồng.Khám xét nơi ở của người này, công an thu giữ 45 khẩu súng ngắn, 249 viên đạn, 5 hộp tiếp đạn, 30 bộ dụng cụ bắn điện, 175 dụng cụ chích điện; gần 500 bình xịt hơi cay, 200 gậy dùi ba khúc, hơn 210 đèn pin chiếu sáng kết hợp chích điện, 60 còng số 8.Lực lượng chức năng xác định Trần Bá Lộc là người bán số hàng trên cho Long nên bắt giữ. Công an Q.Tân Bình mở rộng vụ án để điều tra, đồng thời củng cố hồ sơ xử lý với Long về hành vi mua bán trái phép công cụ hỗ trợ.
Giá vàng hôm nay 30.3.2024: Vàng nhẫn neo cao chót vót
Hộc chứa đồ trên ADV 160 có dung tích 30 lít, tăng 2 lít so với Honda ADV 150
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ GT-VT, UBND tỉnh Bình Phước và Đồng Nai thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về việc nghiên cứu kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Theo văn bản, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Thông báo số 117-TB/VPTW ngày 13.1.2025 của Văn phòng T.Ư Đảng về việc nghiên cứu đề xuất, kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương cho tỉnh Bình Phước đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Phó thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ GT-VT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (văn bản số 3266/VPCPCN ngày 9.5.2023); nghiên cứu, đề xuất phương án kết nối giao thông tối ưu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 2.2025. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đồng ý kiến nghị của Bộ GT-VT về đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai; đồng thời, giao Bộ GT-VT phối hợp với các địa phương liên quan sớm triển khai đầu tư các tuyến đường kết nối để đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực.Về phương án đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai, Bộ GT-VT cho biết, tuyến đường có điểm đầu tại TP.Đồng Xoài (Bình Phước), đi trùng với đường tỉnh ĐT.753 khoảng 15 km; đoạn cuối tuyến được nghiên cứu theo 2 hướng tuyến.Phương án 1, do UBND tỉnh Bình Phước đề xuất có hướng tuyến đi qua cầu Mã Đà, sang địa phận tỉnh Đồng Nai, tiếp tục đi theo các tuyến đường địa phương và kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại TP.Biên Hòa (Đồng Nai). Tổng chiều dài khoảng 76 km, trong đó khoảng 31 km đi qua vùng lõi khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Phương án 2, do Bộ GT-VT nghiên cứu, hướng tuyến nối với đường Đồng Phú - Bình Dương và đường Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng (đều thuộc tỉnh Bình Dương đang đầu tư xây dựng), tiếp tục xây dựng mới 15,5 km để kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại H.Bắc Tân Uyên (Bình Dương), tổng chiều dài khoảng 71 km.Bộ GT-VT đánh giá, phương án do bộ nghiên cứu có hướng tuyến kết nối từ TP.Đồng Xoài đến đường Vành đai 4 TP.HCM rất thuận tiện, chiều dài ngắn, kinh phí đầu tư thấp và tận dụng được các tuyến đường địa phương đã và đang được đầu tư; hạn chế tối đa ảnh hưởng đến khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Theo Bộ GT-VT tuyến đường này xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực cũng như sớm hình thành tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu...
Mưa chưa đủ ướt sân, sáng nay nhiều người dân TP.HCM 'mừng hụt' khi mây đen vần vũ
Nhiệt độ dự báo trong các bản tin nắng nóng và nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời có thể chênh lệch từ 2 - 4 độ C, thậm chí có thể cao hơn phụ thuộc vào các điều kiện mặt đệm như bê tông, đường nhựa.

Một quận tại TP.HCM vinh danh hơn 470 học sinh, giáo viên có thành tích xuất sắc
Chuyện chưa kể về người Anh hùng: Người vợ thuyền trưởng anh hùng
Cùng ngày, mạng xã hội lan truyền đoạn clip dài 37 giây ghi lại cảnh 2 người đàn ông bị 2 người đàn ông khác liên tục đánh, đá vào mặt. Nhóm này còn cầm cây tấn công nạn nhân. Khi nạn nhân ngã trên đường nhóm người lao đến dẫm, đạp.Theo đó, sự việc xảy ra trên đường Nguyễn Thị Trọn (xã Vĩnh Lộc A, H.Bình Chánh) vào chiều 2.1.Người dân chứng kiến sự việc cho biết, khi đó, hai người đàn ông chở nhau trên xe máy lưu thông trên đường Nguyễn Thị Trọn. Khi vừa qua giao lộ Nguyễn Thị Trọn - Lê Thị Ngay (xã Vĩnh Lộc A, H.Bình Chánh) một đoạn thì hai người này bị hai người đàn ông khác chạy xe máy đến tấn công."Họ xông vào quán tôi lấy 2 khúc mía đánh, đập hai người kia. Mía gãy, họ vào lấy cây chày đập đá bằng gỗ của quán để đánh. May mà lúc đó tại xe nước mía không có dao", một người dân kể lại.Toàn bộ vụ việc đánh người được người dân dùng máy điện thoại ghi lại và gọi báo công an. Đoạn clip khi đăng tải trên mạng xã hội khiến nhiều người bức xúc.Chiều cùng ngày, Công an xã Vĩnh Lộc A phối hợp Công an H.Bình Chánh đến ghi nhận hiện trường. Một trong hai người đàn ông bị đánh cũng được công an đưa đến hiện trường để ghi nhận sự việc.Trao đổi với PV Báo Thanh Niên, người đàn ông ngoài 45 tuổi (người bị đánh) cũng không biết lý do tại sao mình bị đánh. "Tôi với bạn định vào mua nước mía uống thì họ chạy xe đến đánh luôn", người đàn ông nói.Chiều tối cùng ngày, nguồn tin Báo Thanh Niên cho biết, công an cũng đã xác định được những người liên quan đánh 2 người đàn ông trên. Hiện công an đang điều tra làm rõ.
Giá heo hơi hôm nay 18.4.2024: Tăng đồng loạt đón lễ
Theo đó các hạng mục của dự án Tân An Huy được khởi công lần này gồm: hệ thống đường giao thông, hệ thống cống thoát nước, cây xanh, hệ thống chiếu sáng và bờ kè. Dự kiến dự án sẽ hoàn thành sau 36 tháng, tức vào ngày 6.2.2028.Ông Nguyễn Hồng Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty Tân An Huy cho biết, dự án đã xây dựng được khoảng 30% khối lượng công việc nhưng sau đó phải dừng lại khi Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Công ty Tân An Huy mất vào năm 2017. Cùng với việc Thanh tra TP.HCM chỉ ra hàng loạt sai phạm tại dự án như nợ thuế 216 tỉ đồng, 14 căn nhà đã xây dựng không phép sai quy hoạch, dự án đền bù chưa xong, chưa hoàn thiện hạ tầng... dự án dở dang và bất động suốt nhiều năm qua. "Hiện doanh nghiệp đã có phương án tốt, đảm bảo đủ khả năng tài chính để tiếp tục thực hiện và hoàn thành dự án, thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước và đảm bảo quyền và lợi ích của khách hàng đúng quy định của pháp luật. UBND huyện Nhà Bè cũng đã có văn bản báo cáo Thanh tra TP.HCM xem xét trình UBND TP.HCM cho chúng tôi tiếp tục thực hiện dự án. Công ty cam kết sẽ hoàn thành dự án nhà ở này trong thời hạn 36 tháng, khắc phục hoàn toàn những sai phạm, triển khai dự án đúng quy định của pháp luật nếu UBND TP.HCM cho phép doanh nghiệp được hoạt động trở lại", ông Hải khẳng định và mong muốn, chính quyền TP sẽ tạo điều kiện để ban lãnh đạo mới hoàn thiện dự án. Có mặt tại buổi khởi công sáng nay có không ít khách hàng, những người đã mua nền đất và đóng đủ tiền cho chủ đầu tư từ rất lâu, trong đó có hàng trăm người đã được giao nền nhưng nhiều năm qua không thể xây dựng nhà. Vì vậy, việc chủ đầu tư khởi công hạng mục hạ tầng dự án đã mở ra hy vọng hồi sinh dự án, trả lại quyền lợi chính đáng cho người mua đất. Nhiều khách hàng cho biết, họ mừng "phát khóc" khi thấy dự án khởi công trở lại sau hàng thập kỷ dở dang, gây thiệt hại lớn cho người mua. Việc dự án Tân An Huy khởi công trở lại trong những ngày đầu xuân cũng là tin mừng mà Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) gửi đến các hội viên của hiệp hội. Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, dự án Tân An Huy đã bị "đứng hình" 20 năm qua do năng lực yếu kém của chủ đầu tư trước đây nên cả khách hàng và người dân có đất trong khu vực dự án đều bị thiệt hại, không được an cư lạc nghiệp. Nay, Công ty Tân An Huy đã có ban lãnh đạo mới có năng lực và tâm huyết, đồng thời nhờ có sự chỉ đạo quyết liệt của UBND TP.HCM giao Thanh tra Thành phố chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên - Môi trường và các đơn vị liên quan để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để dự án được khởi công trở lại là tin mừng cho khách hàng và người sử dụng đất trong dự án. HoREA kỳ vọng chủ đầu tư gặp gỡ đối thoại chân thành với người sử dụng đất trong khu vực dự án và khách hàng theo nguyên tắc tôn trọng và bảo đảm hài hòa lợi ích của khách hàng, người sử dụng đất, chủ đầu tư và lợi ích công cộng để tái khởi động lại dự án thành công.
123b 06
Gia đình của bà Nguyễn Thị Hằng (ở Q.4) là gia đình đông con nhất trong số các hộ tham gia chương trình "Gia đình Việt với sinh viên Lào và Campuchia đang học tập tại TP.HCM" của Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM.Trước khi tham gia chương trình này, bà Hằng đã có "kinh nghiệm ngoại giao" từ việc đỡ đầu các sinh viên từ các nước Campuchia, Myanmar, tham gia chương trình Tàu thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản (SSEAYP).Bà Hằng kể rành rọt tên của 6 bạn sinh viên người Lào trong nhà, trong đó 4 nữ tên Keo, Lona, Duangmany, Loungtavan và 2 nam là Nando, Xaiyaphone."Nói là nhà có 6 đứa con nhưng thỉnh thoảng các con kéo bạn bè qua chơi, nhà lên tới 20 người. Các con cũng gọi tôi là mẹ luôn. Nhà đông vui lắm", bà Hằng nói.Theo bà Hằng, lúc mới về gia đình, các con còn lạ lẫm, chưa quen tiếng Việt, chưa thích nghi được hết với phong tục, tập quán của người Việt. Do đó, miễn có chương trình thì bà đều cố gắng tạo điều kiện, rủ rê các con tham gia.Qua mấy năm, tình cảm mẹ con cứ tăng dần. Chuyện học hành, ăn ở, cho tới những chuyện thầm kín của cá nhân như yêu ai, mến ai, các con cũng đều thỏ thẻ với mẹ Hằng.Các bạn sinh viên đều gật gù với nhau rằng mẹ Hằng nấu ăn rất ngon, trình độ trang trí món ăn của bà Hằng không kém gì các nhà hàng cao cấp.Loungtavan (quê ở Vientiane) cho hay cô cũng thường tham gia với mẹ nhiều cuộc thi nấu ăn và "ẵm" nhiều giải thưởng về nấu ăn.Trong sinh hoạt thường ngày, hầu như khi rảnh là cô ở nhà mẹ Hằng, thích mẹ làm chả giò, bún thịt nướng, bún bò nhất. Thỉnh thoảng, cô và các anh chị em khác cũng vào bếp và nấu cho mẹ những món truyền thống của người Lào.Điều cô thấy thích nhất ở Việt Nam và đặc biệt ở TP.HCM là tính cách con người sống bao dung, đơn giản và hiếu khách. Hạ tầng, chất lượng sống của TP.HCM cũng phát triển mỗi ngày. Gắn bó với một thành phố cởi mở và một gia đình người Việt luôn chào đón, chia sẻ với mình là điều mà Loungtavan cảm thấy trân trọng.Về phần mình, bà Hằng cũng bày tỏ lòng biết ơn khi có các con đồng hành trong cuộc sống. Bà không chỉ chăm sóc, dạy dỗ mà còn học hỏi nhiều điều từ các con, đặc biệt là về văn hóa và ẩm thực."Tôi cũng được sang Lào, đến các cơ quan ngoại giao của nước Lào, tôi ý thức đây là công việc quan trọng, có trách nhiệm với các con, và góp phần vun đắp cho tình hữu nghị vững bền giữa hai nước. Tôi mong là sẽ có thêm nhiều gia đình dang rộng vòng tay để chào đón, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các bạn sinh viên Lào, Campuchia đến Việt Nam học tập", bà Hằng cho hay.Chhey Vorn (quê ở Siem Reap, Campuchia) mới sang TP.HCM học được 2 năm. Hiện giờ Vorn là sinh viên năm hai của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành.Nói tiếng Việt khá rành rõi, Vorn kể gia đình mình có đông anh chị em và cha mẹ rất mong em sẽ ráng học thành tài. Biết ngành y tại TP.HCM rất phát triển, Vorn quyết định sang Việt Nam du học và được gia đình hết lòng ủng hộ."Lúc mới sang, tôi nhớ nhà nhiều lắm. Nghe bạn bè khen về chương trình gia đình Việt, tôi đăng ký tham gia ngay để hiểu hơn về văn hóa, con người nơi đây và dần quen với cuộc sống ở đất nước mới", Vorn nhớ lại.Từ ngày vào nhà của mẹ Diệp Thị Kim Hiền (Q.4), Vorn cảm giác như có gia đình ruột thịt ở bên cạnh và bớt chơi vơi vì nỗi nhớ nhà."Có mẹ đỡ đầu, tôi được mẹ dắt đi tham gia nhiều hoạt động văn hóa, đi du lịch, thăm chùa chiền… Đặc biệt, mẹ Hiền nấu ăn rất ngon. Tôi rất thích ẩm thực Việt Nam, và món khoái khẩu nhất của tôi là bún riêu", Vorn chia sẻ.Vorn nói vui rằng mình có tận hai nhà, ở hai quốc gia. Và điều động viên cô nhất chính là ở đất nước nào, cô cũng được yêu thương. Khi về Campuchia, cô cũng nhớ mẹ Hiền nhiều như lúc ở TP.HCM mà nghĩ về gia đình ruột thịt vậy.Khi được hỏi về dự định sau khi ra trường, Chhey Vorn cho biết cô tính về lại Campuchia để đóng góp cho quê hương. Dù đi đâu, những kỷ niệm, thời tuổi trẻ được gắn bó với con người Việt Nam chắc chắn là hành trang cho sự nghiệp của cô sau này.Ngoài Vorn, bà Hiền còn nhận đỡ đầu cho một sinh viên Campuchia khác. Bà nói các em lúc mới sang TP.HCM thấy rất lạ."Mình là một người mẹ, đã nhận các con rồi thì mình phải có trách nhiệm, giúp đỡ các con quen với cuộc sống ở nơi này để các con yên tâm học tập. Vào cuối tuần thì tôi cũng dắt các đi ăn uống, đi chơi để các con có thể hiểu thêm về đất nước Việt Nam. Cũng có khi các con kéo về nhà mẹ, tôi chỉ các con nấu ăn. Cũng rất vui, tôi xem các con như con ruột của mình", bà Hiền kể.Chia sẻ về lý do tham gia nhận đỡ đầu cho các em, bà Hiền nói bà tình cờ biết đến chương trình và thấy rằng đây là hoạt động rất hay, giúp gắn kết tình hữu nghị giữa 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia."Các con cũng dạy tôi rất nhiều thứ. Chúng tôi ngồi kể cho nhau nghe về văn hóa của mỗi quốc gia và qua đó, tôi cũng biết được nhiều món ăn của người Campuchia. Có lần các con nấu cho tôi món Num Banh Chok là món bún truyền thống rất nổi tiếng của Campuchia. Ăn rất ngon", bà Hiền nhớ lại.Theo ông Ngô Thanh Sơn, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM, năm 2024 có 95 gia đình Việt, 127 sinh viên Lào và 35 sinh viên Campuchia tham gia chương trình Gia đình Việt với sinh viên Lào, Campuchia đang học tập tại TP.HCM.Ngoài các hoạt động chính của Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM như tổ chức giao lưu gia đình Việt Nam - Campuchia và hỗ trợ kinh phí hơn 748 triệu đồng cho các gia đình nuôi thì những tổ chức chính trị - xã hội của TP.HCM đã triển khai nhiều sự kiện ý nghĩa cho các gia đình và sinh viên. Qua đó, chương trình ngày càng được cải thiện về chất lượng, để lại ấn tượng tốt đẹp và góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các quốc gia.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư