Những tấm lòng vàng 29.8.2022
Phim kinh dị tâm linh Tiệm ăn của quỷ do Hàm Trần đạo diễn phát hành đúng dịp Tết Nguyên đán trên nền tảng Netflix, nhanh chóng lên vị trí top đầu các phim được yêu thích, với câu chuyện khai thác các mặt tối của con người như tham, sân, si, mạn và nghi. Bên cạnh dàn diễn viên thực lực như Lê Quốc Nam, Kiều Trinh, bộ phim còn quy tụ những gương mặt trẻ đầy tiềm năng, trong đó đáng chú ý là nữ diễn viên Phạm Nguyễn Lan Thy.Trong Tiệm ăn của quỷ, Lan Thy vào vai Vy, một bartender cá tính tại quán rượu, xuất hiện trong tập 5 của loạt phim. Sau một biến cố về sức khỏe, cô gặp và được Ân (Võ Điền Gia Huy thủ vai) cứu giúp. Cả hai nhanh chóng nảy sinh tình cảm, đắm chìm vào một mối tình mãnh liệt nhưng ngắn ngủi, với những cảnh quay nồng cháy và táo bạo. Có thể thấy vai Vy đánh dấu một bước chuyển mình quan trọng của Lan Thy trên màn ảnh. Khác xa với hình ảnh ngọt ngào, nhẹ nhàng trước đây, Vy là một nhân vật nổi loạn, mạnh mẽ với những hình xăm phủ kín cơ thể. Không chỉ thay đổi ngoại hình, nữ diễn viên còn thử thách bản thân với những cảnh nóng, điều mà trước đây cô chưa từng thể hiện trên màn ảnh rộng.Với vai diễn này, Lan Thy thể hiện tốt phần cảm xúc, nhưng cách thoại của cô trong phim bị đánh giá là chưa thực sự tự nhiên, khiến một số đoạn hội thoại chưa đủ sức truyền tải cảm xúc mạnh mẽ. Tuy nhiên, với những cảnh yêu đương, Lan Thy lại cho thấy sự nhập vai trọn vẹn, đặc biệt là trong cách thể hiện tình cảm của nhân vật Vy dành cho Ân.Bên cạnh những lời khen về ngoại hình, phong cách diễn xuất đổi mới, một số khán giả cho rằng vai Vy của Lan Thy chưa có nhiều đất diễn để cô thể hiện chiều sâu tâm lý. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng Tiệm ăn của quỷ đã giúp nữ diễn viên tạo dấu ấn mạnh mẽ với hình ảnh gai góc, nổi loạn.Trước khi tham gia Tiệm ăn của quỷ, Phạm Nguyễn Lan Thy từng góp mặt trong một số dự án điện ảnh như Em và Trịnh. Gần đây nhất, cô xuất hiện trong bộ phim Công tử Bạc Liêu. Ngoài ra cô còn tham gia đóng MV ca nhạc của một số ca sĩ, đồng thời là một gương mặt được yêu thích trong giới người mẫu ảnh. Sở hữu ngoại hình thanh tú, mái tóc dài và nét đẹp đậm chất điện ảnh, Lan Thy nhanh chóng trở thành cái tên lọt vào mắt xanh của các đạo diễn. Tuy nhiên, so với nhiều diễn viên cùng thời, cô vẫn đang trong quá trình tìm kiếm một vai diễn bứt phá để khẳng định tài năng thực sự của mình.Phạm Nguyễn Lan Thy sinh năm 1998, từng theo học ngành y nhưng sau đó quyết định bảo lưu con đường học vấn để theo đuổi đam mê nghệ thuật. Cô chia sẻ về đam mê diễn xuất: "Tôi đã quyết định bảo lưu việc học để theo đuổi đam mê nghệ thuật bởi tôi thích làm việc tự do, thoải mái. Và mình cứ thử khi có cơ hội thôi".Phạm Nguyễn Lan Thy đang dần trở thành một cái tên đáng chú ý trong làng phim Việt, đặc biệt sau vai Vy trong Tiệm ăn của quỷ. Dù diễn xuất vẫn còn hạn chế, nhưng sự đầu tư, lột xác về hình ảnh và sự dũng cảm thử sức với những cảnh táo bạo đã giúp cô tạo dấu ấn mạnh mẽ. Trên trang cá nhân nữ diễn viên thường chia sẻ những hình ảnh khoe nhan sắc nổi bật, gu thời trang cá tính trong một số sự kiện của làng giải trí và cả đời thường.Xem tỷ lệ chọi lớp 10 từng trường THPT (TP.HCM) tại đây trước khi điều chỉnh nguyện vọng
Gập, chỉnh điện
Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao: Cách viết mở bài 'xịn sò'
Ngày 14.2, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai cho biết vừa ghi nhận 1 bệnh nhân tử vong nghi bị bệnh dại.Bệnh nhân là bà N.T.N (76 tuổi, ngụ xã Phước Thái, H.Long Thành, Đồng Nai).Điều tra dịch tễ cho thấy, tháng 4.2024, bà N.T.N ra chợ mua 3 con chó con về nuôi. Vào một ngày tháng 5.2024, trong lúc cho đàn chó ăn, bà bị một con chó cắn vào đầu ngón tay trái, vết thương nông, không chảy máu. Những con chó này chưa được tiêm ngừa dại.Sau khi bị cắn, bà N. tự rửa vết thương dưới vòi nước và sát trùng bằng thuốc mà không tiêm vắc xin, huyết thanh kháng dại.Vào chiều 9.2 (tức sau 9 tháng bị chó cắn) bà N. có triệu chứng sợ nước, nấc từng hơi dài và được người nhà đưa vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai nhập viện. Lúc này bệnh nhân có các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, sợ nước, sợ gió, kích động.Đến đầu giờ chiều 10.2, tình trạng bệnh nhân diễn tiến nặng, người nhà đã xin về nhà. Trên đường về thì bệnh nhân tử vong.Cũng theo kết quả điều tra dịch tễ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai, con trai của bà N. đã đánh chết con chó cắn mẹ mình, đồng thời mang 2 con chó còn lại thả vào rừng cao su gần nhà. Trước tình hình trên, sau khi ghi nhận trường hợp bệnh nhân tử vong nghi bệnh dại, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với ngành y tế H.Long Thành tiến hành vệ sinh, khử trùng nhà bệnh nhân và khu vực xung quanh; điều tra các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân; điều tra mở rộng các hộ lân cận và tuyên truyền về các biện pháp phòng bệnh dại. Trước đó vào tháng 1.2025, tại H.Long Thành cũng ghi nhận 1 trường hợp tử vong do bệnh dại tại xã Phước Bình. Thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai cho thấy, từ năm 2023 đến nay, toàn H.Long Thành có 13 ổ dịch dại.
Sáng 7.2, tiếp tục phiên họp 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tiếp thu, chỉnh lý dự án luật Nhà giáo. Đây là dự án luật dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 9 vào giữa năm.Báo cáo các vấn đề lớn của dự luật Nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho hay, về thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo, nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành giáo dục, song đề nghị làm rõ cơ quan được phân cấp, ủy quyền tuyển dụng.Ông Nguyễn Đắc Vinh cho hay, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo luật điều chỉnh theo hướng, đối với cơ sở giáo dục công lập tự chủ, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng.Đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự chủ, cơ quan quản lý cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng nhà giáo hoặc phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng.Góp ý vấn đề này, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, nên phân cấp, phân quyền triệt để cho cơ sở giáo dục kể cả tự chủ hay chưa tự chủ. "Cơ sở giáo dục là người có quyền tuyển dụng, các đồng chí lồng cơ quan quản lý vào đây làm gì. Cơ quan quản lý là hoạch định chính sách, kiểm tra, thanh tra. Ông tuyển dụng không được, tuyển không đúng là tôi tuýt còi. Tuyển dụng là để cơ sở giáo dục người ta làm, cơ quan quản lý đừng có nhúng vào đấy", ông Phương nói và đề nghị không thêm phần phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục vào như dự thảo."Việc tuyển dụng cơ sở mới biết thiếu ai, thiếu cái gì, căn cứ tiêu chuẩn chúng ta ban hành, họ tuyển dụng là quyền của họ, đừng thò cái tay vào đây nữa, không minh bạch đâu", ông Trần Quang Phương nói thêm.Về các quy định liên quan điều động, thuyên chuyển giáo viên, ông Phương nêu, dự luật quy định muốn thuyên chuyển phải được 3 nơi chấp nhận, gồm nơi đi, nơi đến và cơ quan quản lý giáo dục. Ông đề nghị quy định rành mạch và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo thay vì ràng buộc phải được 3 nơi đồng ý."Tôi đặt trường hợp nhiều nơi người ta không đồng ý, lấy đủ lý do là đủ biên chế, không cần giáo viên môn này… Vì thế mới có tình trạng cô giáo cắm bản 10 - 20 năm vẫn phải cắm bản", ông Phương nêu, và nhấn mạnh, luật Nhà giáo và sau này luật Giáo dục sửa đổi phải "tháo được chỗ này".Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị, việc điều động, thuyên chuyển nên giao cho cơ quan quản lý cấp trên. Nhà nước có quyền điều động giáo viên đã công tác đủ 3 năm ở miền núi, vùng sâu, vùng xa về nơi điều kiện khá hơn hoặc ngược lại."Việc cơ quan quản lý nhà nước điều động giáo viên từ miền xuôi lên miền ngược là phải làm, kiểu như quân đội, điều anh đi anh phải đi. Anh là công chức nhà nước, không đi là nghỉ việc. Ta ưu ái nhưng phải có kỷ luật nghiêm minh", ông Phương nêu, và cho rằng, phải tăng cường công tác quản lý nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi về chính sách vượt trội cho giáo viên.Giải trình sau đó, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện 63 tỉnh, thành có tới hơn 50.000 cơ sở giáo dục với quy mô rất khác nhau. Do đó, việc giao quyền tuyển dụng cho cơ sở giáo dục cũng cần cân nhắc."Nếu trường mần non, tiểu học vùng xa mà giao cho họ tuyển dụng viên chức, phải lập hội đồng, ra đề thi viên chức thì các trường chịu chết. Nên việc giao quyền này có thể thành thảm họa cho họ. Không phải giao cho họ quyền tuyển dụng thì họ có thể làm được", ông Sơn phân tích.Theo ông Sơn, ở những cơ sở đủ sức "gánh" được thì có thể phân cấp, còn ở những khu vực khác, chưa đủ năng lực thì Chính phủ mới đề nghị linh hoạt để có thể giao cho cơ quan quản lý giáo dục.Về vấn đề điều động, thuyên chuyển, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nói: "Báo cáo phó chủ tịch, ngành giáo dục cũng ao ước như thế nhưng thực tế việc điều động giáo viên rất khác điều động của quân đội".Ông phân tích, hiện ngành GD-ĐT không quản lý viên chức ngành giáo dục mà việc quản lý được giao cho cấp tỉnh. Việc điều động giữa các huyện trong tỉnh chỉ điều động với giáo viên bậc trung học còn ở bậc tiểu học, mầm non thì được phân cấp cho huyện nên huyện này cũng không chuyển sang huyện khác được.Theo Bộ trưởng GD-ĐT, dự luật đang đề xuất giao cho cấp sở để điều động giữa các khu vực trong toàn tỉnh đã là một "thay đổi mang tính cách mạng". "Nếu được giao cho ngành giáo dục quản lý viên chức tổng thể như trong quân đội quản lý thì em làm tốt. Nhưng hiện nay chưa được như quân đội", ông Sơn nói thêm.
Đòn thị uy mới của EU
Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru đã đưa ra cam kết trên trong chuyến thăm Jakarta, nơi ông đã hội đàm với Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto về một loạt các vấn đề song phương, theo AFP."Chúng tôi đã đồng ý thiết lập các cuộc tham vấn quốc phòng về an ninh hàng hải của chúng tôi, trong đó có cả hợp tác kỹ thuật về thiết bị quốc phòng", ông Ishiba được trích dẫn trong một tuyên bố chung."Chúng tôi cũng đã đồng ý... cung cấp tàu tuần tra tốc độ cao thông qua Hỗ trợ an ninh chính thức, đây sẽ là lần đầu tiên chúng tôi cung cấp tàu như thế cho Indonesia", ông Ishiba nhấn mạnh. Ông cho biết thêm hai nước cũng đã nhất trí hợp tác trong các lĩnh vực năng lượng phi carbon, chẳng hạn như năng lượng địa nhiệt và nhiên liệu sinh học.Trước khi đến Jakarta, Thủ tướng Ishiba đã có cuộc hội đàm tại Kuala Lumpur với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim, mô tả việc tăng cường quan hệ với Đông Nam Á là "một trong những ưu tiên lớn nhất" của Nhật Bản. Chuyến công du Malaysia và Indonesia đánh dấu chuyến thăm cấp nhà nước chính thức đầu tiên của Thủ tướng Ishiba kể từ khi ông nhậm chức vào tháng 10.2024.Thủ tướng Ishiba cho biết thêm chuyến đi đã giúp ông nhận thức được "sự phát triển bùng nổ của hai nước" và khẳng định lại quan điểm của ông rằng Nhật Bản và đồng minh chủ chốt là Mỹ phải tiếp tục hợp tác với các quốc gia Đông Nam Á."Sự tiếp xúc ngoại giao trong khu vực này cực kỳ quan trọng đối với Nhật Bản cũng như đối với Mỹ. Tôi muốn chia sẻ sự hiểu biết với... (Tổng thống đắc cử Mỹ Donald) Trump rằng việc Nhật Bản và Mỹ cùng nhau hợp tác hướng tới hòa bình và ổn định của khu vực này sẽ đóng góp đáng kể vào hòa bình và ổn định của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và toàn thế giới", ông Ishiba nói.