Bệnh trĩ - hiểu đúng bệnh, trị đúng cách
Đó là ngày vui của chị Võ Thúy Vy (30 tuổi) và chồng Pháp, anh Jason (31 tuổi) hiện đang sống và làm việc ở TP.HCM.Thời gian gần đây, hình ảnh ngày cưới của chị Vy và anh Jason ở Lai Vung (Đồng Tháp) với sự tham gia đầy đủ của 2 gia đình Việt - Pháp cũng như thực hiện theo đúng nghi thức truyền thống Việt Nam đã nhận về "mưa tim" trên mạng xã hội.Chị Vy cho biết đám cưới diễn ra hồi đầu 2024, nhưng đến hiện tại chị vẫn không thể nào quên ngày đặc biệt trong cuộc đời của mình. Ở đó, chị xúc động và hào hứng khi gia đình chồng vượt 10.000 km về Việt Nam tham dự lễ cưới cũng như nhiều người bạn Pháp, Úc, Ấn Độ, Philippines… "lặn lội" về miền Tây chung vui với 2 vợ chồng.Một đám cưới miền Tây "chính hiệu" với cổng cưới bằng cây chuối, đêm nhóm họ cả bạn bè của cô dâu và chú rể vui vẻ hát karaoke và nhảy múa tưng bừng đến mức quên cả giờ ngủ, nhà trai đi xuồng rước dâu, làm lễ trước bàn thờ gia tiên… của vợ chồng chị Vy khiến nhiều người hào hứng, thích thú."Mình ngỏ ý muốn tổ chức lễ cưới ở quê nhà mình, phần vì muốn tái hiện ký ức tuổi thơ khi được tham dự những lễ cưới hồi xưa, phần cũng muốn giới thiệu với gia đình chồng những nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Cả gia đình anh đều ủng hộ", chị tâm sự.Anh Jason cho biết trước đó, anh cũng đã từng dự đám cưới của bạn bè ở TP.HCM, nhưng chưa từng tìm hiểu, trải nghiệm những lễ nghi, phong tục cưới của người Việt. Trong ngày cưới của mình, chàng trai Pháp có phần lo lắng, hồi hộp vì sợ không làm đúng nghi thức nhưng cũng thực sự háo hức, hạnh phúc."Tôi nhớ nhất, ấn tượng nhất có lẽ là hình ảnh đi xuồng rước dâu. Đó không phải là lần đầu tôi đi xuồng, ghe ở miền Tây, nhưng lại là lần đầu tiên được làm nhân vật chính, mặc áo dài, cùng gia đình đến nhà vợ", anh cười kể.Trong suốt 1 tháng gia đình anh Jason ở Việt Nam, họ không chỉ tham gia vào sự kiện quan trọng nhất là ngày cưới mà còn được chị Vy và gia đình đón tiếp nồng hậu, trải nghiệm văn hóa địa phương. Gia đình Pháp ngồi xếp bằng dưới nền nhà, thưởng thức bánh tráng cuốn cá lóc nướng chấm mắm me. Họ dùng đũa thay vì dao nĩa như ở Pháp, dù ban đầu có phần lóng ngóng nhưng rộn rã tiếng cười. Họ đi tham quan những vườn trái cây miền Tây ngọt lành, trải nghiệm văn hóa lô tô… Những trải nghiệm thú vị đó đã khiến cha chồng chị liên tục nói: "Tôi yêu Việt Nam!".Mọi chuyện bắt đầu từ cuối tháng 2.2018, chị Vy và anh Jason vô tình gặp nhau trong một quán bar trên đường Pasteur (Q.1, TP.HCM). Trước đó một ngày, chị vừa kết thúc mối quan hệ với người cũ. Còn anh thì đang là khách du lịch đến Việt Nam khám phá.Thấy anh đang ngồi cùng với vài người bạn chị Vy quen, chị sang chào hỏi cả nhóm, cũng kết bạn và giữ liên lạc với anh Jason. Ngay từ lần gặp đầu tiên, chị Vy đã lập tức ấn tượng với anh chàng Pháp thú vị đối diện. Ngược lại, anh cũng phần nào cảm mến cô gái Việt Nam thân thiện, dễ thương.Những ngày sau đó, chị Vy như một "hướng dẫn viên" gợi ý và cùng trải nghiệm nhiều địa điểm vui chơi, ăn uống ở TP.HCM với anh Jason. Cứ như vậy, họ trở thành những người bạn tốt của nhau, cùng nhau đi phượt thêm nhiều địa điểm ở Việt Nam như Vũng Tàu, Đà Nẵng, Hội An, Tây Ninh... trong vòng 1 tháng. Không lâu sau, cặp đôi cùng nhau đi xe máy khám phá Campuchia và từ đây, tình cảm cứ thế phát triển dần.Dẫu không cần nói ra, cặp đôi vẫn thầm hiểu họ đang trong mối quan hệ tìm hiểu nhau. Cho tới một ngày anh Jason nói với chị Vy, rằng: "Anh yêu em!", cũng là lúc anh xác định chắc chắn mối quan hệ của mình và có kế hoạch về Việt Nam sống.Vốn làm trong một công ty kỹ thuật tư vấn xây dựng ở Pháp, anh quyết định sang Việt Nam sống, làm việc. Từ 2018 đến nay, chàng trai Pháp làm giáo viên dạy tiếng Anh cũng như tiếng Pháp để được cạnh kề bên chị Vy.Sau khi cầu hôn chị trong một chuyến du lịch ở Philippines hồi 2023 bằng chiếc nhẫn cầu hôn đặc biệt bằng san hô, cặp đôi chính thức nên duyên vợ chồng, xây dựng tổ ấm ở TP.HCM. Từ ngày quen chị Vy, anh Jason cũng thường đón năm mới, đón tết ở Việt Nam. Tết Ất Tỵ 2025 này sẽ tiếp tục là một cái tết đặc biệt với chàng trai Pháp khi anh sẽ về quê Đồng Tháp ăn tết với gia đình vợ."Khác với năm mới ở Pháp, tết cổ truyền Việt Nam nhiều ngày hơn. Tôi được khám phá nhiều nét văn hóa thú vị. Ấn tượng nhất với tôi là việc cả nhà cùng nhau dọn nhà trước tết trong nhiều ngày, vừa mệt và vừa vui. Ở Pháp, chúng tôi không dành nhiều thời gian để dọn nhà đến vậy. Tết cũng là dịp để mọi người trong nhà quan tâm yêu thương nhau, không chỉ gia đình nhỏ của mình mà còn với những bà con, người thân khác", anh cười nói về trải nghiệm tết ở miền Tây quê vợ.
Bạch Long kể chuyện đoàn hát có Tú Sương, Quế Trân bị 'chơi xấu', ngừng hoạt động
Thành phố Cố Đô đang rực rỡ sắc xuân đón chào năm mới.Những ngày gần đây, TP.Huế đang trải qua tiết trời se lạnh đầu xuân cùng cái rét đậm đến từ không khí lạnh đầu mùa như ùa vào từng ngõ ngách. Điều này không làm giảm đi tình thần đón tết của người dân xứ Huế mà còn mang đến một không khí tết đậm chất Huế.Không khí tết ở Huế năm nay có phần đặc biệt hơn khi đây là cái Tết đầu tiên của Huế với tư cách thành phố trực thuộc trung ương. So với những năm trước, tết ở Huế năm nay có vẻ rộn ràng hơn. Các tuyến phố cho đến những hẻm nhỏ, vào từng căn nhà đều được trang hoàng lộng lẫy, mang lại sự ấm cúng của ngày tết đến xuân về.Dù không khí có rét, người dân Huế vẫn giữ gìn những nét đẹp truyền thống trong ngày tết. Họ vẫn cùng nhau gói bánh chưng, đi chùa, thăm họ hàng, tạo nên một không khí gia đình ấm cúng.
Vợ cầu thủ bóng rổ VBA thót tim khi chứng kiến chồng bị phạm lỗi thô bạo
Ở miền Nam, "thủ phủ chăn nuôi" Đồng Nai giảm 1.000 đồng về mức 60.000 đồng/kg. Hiện tại, ở khu vực miền Đông giá heo hơi cao nhất là 61.000 đồng/kg tại Bà Rịa-Vũng Tàu và Bình Dương.
Năm 2018, Vietcoco khánh thành nhà máy sản xuất sữa dừa và nước dừa hiện đại tại Bến Tre có công suất hơn 24 triệu lít mỗi năm. Với công nghệ tích hợp mà TetraPak (Thụy Điển) từng xây dựng, toàn bộ quy trình trong nhà máy được tự động hóa 100% và khép kín hoàn toàn từ khâu nhập nguyên liệu đến kho thành phẩm. Nhà máy ra đời sẽ mang đến những sản phẩm chất lượng dinh dưỡng cao và an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng trong nước cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, giúp Vietcoco trở thành nhà sản xuất các sản phẩm dừa hàng đầu tại Việt Nam.
Nhà bên sông - nét đẹp thân thương khi đến miền Tây
Live concert Trạm yêu được tổ chức vào ngày Quốc tế Phụ nữ 8.3 tại Cung thể thao Điền kinh Mỹ Đình (Hà Nội) quy tụ dàn nghệ sĩ bước ra từ chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai. Những màn trình diễn của các anh tài khiến hàng ngàn khán giả thăng hoa và quẩy hết mình.

‘Mình yêu nhau, bình yên thôi’ tập 29: Mẹ của Ngọc bị lừa hết tiền?
Bỏ xếp loại trên bằng tốt nghiệp THCS có ảnh hưởng đến thi lớp 10?
Chị Kim Hiếu sinh ra và lớn lên ở thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu, sau đó chuyển lên TP.HCM làm việc rồi lấy chồng người Mỹ. Năm 2015, chị rời Việt Nam cùng chồng sang Mỹ định cư, hiện chị có một đứa con trai và sống trong một ngôi nhà ở bang Washington.Chị Hiếu cho biết, năm nay là năm thứ 10 ăn tết tha hương. Con trai chị 9 tuổi và năm nào cũng cảm nhận được không khí tết Việt Nam. Mỗi lần con thấy mẹ gói bánh tét, trang trí nhà cửa, chuẩn bị bàn thờ tươm tất là con trai biết tết đang cận kề. Người phụ nữ chia sẻ, cũng như mọi năm, chị trang trí nhà với hoa mai, hoa đào, câu đối thư pháp… để nhà cửa có hương vị tết Việt. Chị dành tâm tư vào khu vực phòng thờ, chuẩn bị trang nghiêm và mang nét truyền thống Việt Nam. Với chị, đó cũng là nơi tạo sự ấm cúng trong gia đình, gìn giữ văn hóa, yêu thương của nhiều thế hệ."Tết Nguyên đán không phải là ngày lễ ở ở Mỹ nên tôi chỉ làm gói gọn trong gia đình, bạn bè thân thiết. Tết cũng là dịp giỗ ba nên tôi chuẩn bị thêm những món đặc trưng ngày tết ngày xưa ba thích như: thịt kho tàu, canh khổ qua, bánh tét, dưa món…", chị Hiếu chia sẻ. Người phụ nữ cũng cho hay, những năm đầu khi sang Mỹ định cư, tết rất buồn, chị rơi nước mắt vì cảm giác nhớ nhờ. Mấy năm sau, chị xem nơi này như quê hương thứ hai của mình và lập bàn thờ ba mẹ ở đây. "Tôi tâm niệm dù xa quê nhưng vẫn luôn mang quê hương bên mình, luôn nhớ ngôi nhà bản thân sinh ra và lớn lên và từng món ăn ở quê. Tết cũng là dịp nhắc nhở cho con trai tôi nhớ về nguồn cội Việt Nam, nhớ về truyền thống, ông bà tổ tiên", chị Hiếu trải lòng. Năm nay, chị tự tay viết câu đối trang trí tết, đi cắt hoa mai Mỹ về chưng, gói bánh tét và làm những món ăn tết đặc trưng. Khi làm chị sẽ giải thích cho con trai hiểu về những hoạt động này. Ngày đầu năm mới chị cho con chúc tuổi ba mẹ và gửi tiền lì xì may mắn. Sau đó gia đình đi chùa, tụ họp bạn bè ăn uống ba ngày xuân…Ông xã chị dù không phải người Việt, nhưng luôn sống chan hòa giữa văn hóa hai bên. Anh luôn ủng hộ chị gìn giữ giá trị văn hóa cho con và hăng hái tham gia các hoạt động tết cùng vợ. Anh cũng biết thắp nhang, biết phong tục lì xì và đi chùa lễ Phật… Điều đó cũng mang lại hạnh phúc cho chị trong khoảng thời gian xa quê. Ông Ross, chồng chị Hiếu tự bắc thang đóng đinh, luôn bên cạnh giúp vợ khi cần. "Việc trang trí tôi để vợ tự quyết cho đúng ý. Sau tết, tôi sẽ giúp vợ dọn dẹp, sắp xếp đồ đạc gọn gàng để năm sau dùng tiếp", người chồng bày tỏ.
'Đồng hồ voi', một phát minh kỳ thú từ thời Trung cổ
Sự thay đổi nằm ở các chính sách của Xiaomi đối với việc mở khóa bootloader nhằm nâng cao tính bảo mật và bảo vệ người dùng khỏi các hành vi lạm dụng. Đây được xem như là miếng đánh của công ty đối với các mẫu smartphone xách tay có nguồn gốc từ thị trường Trung Quốc và đang bày bán tại nhiều cửa hàng Việt Nam với giá rẻ hơn nhiều so với các phiên bản phân phối chính thức, hoặc bản quốc tế.Vậy quy định mới có ý nghĩa ra sao khiến người mua các mẫu smartphone Xiaomi nội địa phải cảm thấy lo lắng? Để giải đáp câu hỏi này, chúng ta cần hiểu rõ hơn về chính sách mở khóa bootloader của Xiaomi. Về cơ bản, đây là chính sách cho phép người dùng thực hiện các thay đổi đối với phần mềm của thiết bị, chẳng hạn như root (chỉnh sửa thư mục tệp của hệ điều hành).Tính năng này thường được sử dụng bởi các lập trình viên hoặc người dùng có kinh nghiệm nhưng được khai thác để giúp người dùng mua smartphone Xiaomi với giá rẻ hơn nhiều so với mức giá mà họ phải trả cho các nhà phân phối Xiaomi chính hãng. Tuy nhiên, lý do mà Xiaomi đưa ra cho việc siết chặt bootloader nằm ở vấn đề "bảo mật".Với chính sách mới, người dùng giờ đây phải trả lời các câu hỏi về việc đủ điều kiện, đăng ký, liên kết tài khoản với thiết bị. Quan trọng hơn, quá trình thực hiện tất cả các bước này trên cùng một thiết bị. Điều đó giúp ngăn chặn các sửa đổi trái phép một cách hiệu quả hơn.Kết quả là kể từ bây giờ, sau khi nhận được ủy quyền mở khóa, người dùng chỉ có 14 ngày (tương đương 336 giờ) để hoàn tất quy trình liên kết và mở khóa. Nếu không thực hiện trong thời gian này, giấy phép sẽ bị vô hiệu và không thể cấp lại hoặc gia hạn.Hơn nữa, Xiaomi cũng đã đặt ra quy định mới, theo đó mỗi người dùng chỉ được mở khóa một thiết bị trong vòng 12 tháng. Điều này trái ngược với chính sách trước đây khi người dùng có thể mở khóa tối đa ba thiết bị trong cả thị trường Trung Quốc và toàn cầu.Đặc biệt, tất cả thao tác liên quan đến việc mở khóa bootloader phải được thực hiện bởi chủ tài khoản Xiaomi đã được xác minh. Nếu người dùng cố gắng sử dụng tài khoản của mình để mở khóa thiết bị không phải của họ có thể đối mặt với các hậu quả nghiêm trọng, bao gồm đình chỉ tài khoản vĩnh viễn hoặc thậm chí là hành động pháp lý.Với những gì đã xảy ra, có lẽ đã đến lúc mọi người cần tránh xa việc mua các mẫu smartphone nội địa đến từ thương hiệu Xiaomi. Ngay cả khi giá bán của chúng rẻ hơn vài triệu đồng, sự phiền hà sẽ khiến trải nghiệm của người dùng trở nên khó chịu rất nhiều.
cmd365 login
Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 diễn ra từ ngày 9.3 - 13.3 là sự kiện trọng đại chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10.3.1975 - 10.3.2025). Sự kiện nhằm tôn vinh con người, vùng đất Buôn Ma Thuột và tiềm năng, thế mạnh của một thủ phủ cà phê, qua đó tạo dựng hình ảnh một Đắk Lắk năng động, phát triển, thực sự là "Điểm đến của cà phê thế giới".Năm nay cũng là lần thứ 7 Tập đoàn Trung Nguyên Legend được UBND tỉnh Đắk Lắk giao trọng trách phối hợp tổ chức Lễ hội đường phố. Đây là một trong những hoạt động điểm nhấn bùng nổ cảm xúc nhất tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột diễn ra vào chiều 10.3, tại Tượng đài Chiến thắng Buôn Ma Thuột. Với quy mô hoành tráng, chương trình tiếp tục ghi dấu ấn mạnh mẽ, mang đến những màn trình diễn mãn nhãn, giàu ý nghĩa. Lễ hội đường phố không chỉ là một sự kiện văn hóa - nghệ thuật đặc sắc, mà còn là sự khẳng định vị thế của Buôn Ma Thuột trong nền văn minh cà phê thế giới. Đây cũng là nỗ lực của Tập đoàn Trung Nguyên Legend góp phần hiện thực hóa quyết tâm của tỉnh Đắk Lắk đưa Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột trở thành "Điểm đến của cà phê thế giới", tôn vinh giá trị cà phê Robusta Buôn Ma Thuột và khẳng định vị thế cà phê, văn hóa cà phê Việt Nam trên toàn cầu.Tham dự lễ khai mạc Lễ hội đường phố có đại diện lãnh đạo Chính phủ cùng các bộ, ngành Trung ương, địa phương, và hơn 1.500 nghệ sĩ, diễn viên, nghệ nhân trong và ngoài nước, chiến sĩ, nông dân, công nhân… Đặc biệt, sự xuất hiện của các hoa hậu, á hậu, hoa khôi nổi tiếng đã tạo nên sức hút cho chương trình như: Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022 Ngọc Châu, Hoa hậu Đại dương Việt Nam Thu Uyên, Hoa hậu thể thao Việt Nam 2022 Đoàn Thu Thuỷ, Người đẹp nhân ái - Top 5 Hoa hậu VN 2022 Ngọc Mai, Hoa khôi thanh lịch Hà Nội 2023 Vũ Như Quỳnh, Hoa khôi HSSV Tài năng Thanh lịch Đà Nẵng Phạm Tâm Anh Thy.Trong trang phục truyền thống của người đồng bào Tây nguyên và tà áo dài lấy cảm hứng từ những bông hoa cà phê và 3 hệ sinh thái cà phê (Ottoman, Roman, Thiền) do Hoa hậu Ngọc Hân thiết kế đã mang theo thông điệp tích cực quảng bá những giá trị đặc sắc của cà phê, văn hóa, con người nơi đây. Trong những bộ trang phục độc đáo lấy cảm hứng từ cà phê, những người đẹp này đã cùng với Trung Nguyên quảng bá cà phê ra toàn cầu, và giới thiệu một Buôn Ma Thuột huyền thoại - điểm đến của cà phê thế giới.Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022 Ngọc Châu cho biết, lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột là dịp lan tỏa tình yêu cà phê, tôn vinh những giá trị đặc sắc của văn hóa Tây nguyên. Chương trình cũng mang ý nghĩa tri ân dành cho những người trồng, sản xuất và chế biến cà phê đã đưa hạt cà phê Robusta Buôn Ma Thuột ra toàn cầu.Trong khi đó, Hoa hậu thể thao Việt Nam 2022 Đoàn Thu Thủy "mong tất cả mọi người đều có thể có cơ hội thưởng thức những ly cà phê Việt Nam ngon nhất, hòa mình vào những hoạt động khám phá vùng đất Tây nguyên".Tối 10.3 cùng ngày, trong lễ khai mạc, các người đẹp đã mời khách quý, công chúng, khách du lịch trong và ngoài nước trải nghiệm, thưởng thức những ly cà phê mang dấu ấn đặc sắc với cảm xúc đặc biệt ngay tại "quê hương hạt cà phê Robusta ngon bậc nhất thế giới" như Discovery từng miêu tả.Các người đẹp cũng tham gia nhiều hoạt động quan trọng của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột như triển lãm chuyên ngành Cà phê và sản phẩm OCOP, Hội nghị giao thương quốc tế - Kết nối nâng tầm cà phê Việt, tham quan Bảo tàng Thế giới cà phê, Thành phố cà phê, Làng cà phê, cụm du lịch sinh thái thác Dray Nur - Gia Long, tour du lịch trải nghiệm, tour Cà phê Thiền… Trong đó, đáng chú ý là Lễ động thổ Nhà máy cà phê năng lượng Trung Nguyên Legend ở Cụm công nghiệp Tân An. Nhà máy có tổng vốn đầu tư 2.000 tỉ VNĐ, được xem là nhà máy sản xuất cà phê lớn bậc nhất Đông Nam Á, và là dự án trọng điểm của tỉnh Đắk Lắk có vai trò đặc biệt trong việc định hình ngành cà phê Việt Nam khi tham gia vào chuỗi chế biến hết, chế biến sâu và chế biến tinh, tạo ra nguyên liệu giá trị cao từ cà phê đóng góp cho nhiều ngành công nghiệp khác.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư