$503
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của 69vn. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ 69vn.Trong đơn gửi 2 bộ và Văn phòng Chính phủ, nhóm doanh nghiệp ngành thức ăn chăn nuôi đã kiến nghị về bất cập trong thực hiện Nghị định 144/2024/NĐ-CP ngày 1.1.12024. Nghi định này quy định, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mặt hàng khô dầu đậu tương có mã số hàng hóa 23040090 được giảm từ 2% xuống 1%. Nhưng từ khi nghị định này có hiệu lực từ ngày 16.12.2024 đến nay, các doanh nghiệp không thể tiếp cận chính sách hỗ trợ về giảm thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi.Cụ thể, từ đầu tháng 12.2024, các chi cục hải quan TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu áp mã số hàng hóa đối với mặt hàng này là 23040029, có thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 2%. Trong khi đó, từ trước tháng 12.2024, bao gồm cả thời gian sau khi Thông tư 31/2022/TT-BTC có hiệu lực, các doanh nghiệp luôn khai báo khô dầu đậu tương nhập khẩu dùng làm thức ăn chăn nuôi theo mã số hàng hóa 23040090 (có thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 1%) trên hệ thống VNACC/VCIS của Tổng cục Hải quan và hệ thống đăng ký kiểm tra chuyên ngành của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT).Sự khác biệt, chưa thống nhất về mã số hàng hóa này không chỉ làm tăng thời gian thông quan hàng hóa, phát sinh thêm chi phí mà còn dẫn đến tâm lý hiểu nhầm hoặc nghi ngờ của doanh nghiệp đối với chủ trương, chính sách và tính đồng bộ, khách quan trong các quy định của cơ quan quản lý.Ngoài ra, từ khi Nghị định 144/2024/NĐ-CP có hiệu lực đến nay, chỉ trong nửa tháng giá khô dầu đậu tương trên thị trường thế giới và trong nước bất ngờ tăng mạnh hơn 12% do những biến động về cung cầu.Cũng theo các doanh nghiệp, hiện tại đang có sự chênh lệch về thuế suất thuế nhập khẩu mặt hàng này giữa các nước xuất khẩu có các hiệp định tự do thương mại với Việt Nam như: Ấn Độ, ASEAN...được hưởng thuế suất 0%. Các doanh nghiệp trong ngành vì thế bị giới hạn về phạm vi nguồn gốc hàng hóa và khó tiếp cận các quốc gia có sự ổn định nhiều hơn về sản lượng và chất lượng khô dầu đậu tương: Mỹ, Argentina, Brazil... Ngoài ra, nếu thuế suất thuế nhập ưu đãi đối với khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi đều được áp dụng ở mức 1% thì có thể góp phần tăng sản lượng nhập khẩu và hài hòa cán cân thương mại với Mỹ, tránh nguy cơ bị chính quyền mới của tổng thống đắc cử D.Trump áp dụng các biện pháp giám sát và tự vệ thương mại gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của 69vn. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ 69vn.Chiều 17.2, tiếp tục kỳ họp bất thường thứ 9, thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng trình Quốc hội tờ trình phương án đầu tư bổ sung 38.251 tỉ đồng vốn điều lệ giai đoạn 2024 - 2026 của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC).Trong đó, khoảng 1.562 tỉ đồng từ Quỹ Đầu tư phát triển tại doanh nghiệp và 36.689 tỉ đồng từ ngân sách nhà nước đã giao Bộ GTVT đầu tư 5 dự án đường bộ cao tốc do VEC làm chủ đầu tư. Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết, việc tăng vốn điều lệ cho VEC từ ngân sách đảm bảo nguyên tắc bảo toàn vốn, không làm phát sinh chi ngân sách và nợ công, do đó, không tác động trực tiếp với ngân sách nhà nước. Về phía doanh nghiệp, giai đoạn tới VEC cần huy động số vốn lớn để đầu tư mới các tuyến cao tốc, đầu tư mở rộng các dự án đang quản lý. Trong đó, giai đoạn đến 2025 cần khoảng 14.890 tỉ đồng; tới 2030 cần 30.500 tỉ. Do đó, sau khi được bổ sung vốn điều lệ, VEC sẽ đủ điều kiện huy động vốn từ các tổ chức tín dụng, thực hiện dự án đầu tư.Thẩm tra nội dung này, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, đa số ý kiến Ủy ban Tài chính - Ngân sách nhất trí cần tăng vốn vốn điều lệ cho VEC. Tuy vậy, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan tính toán, xác định chính xác và chịu trách nhiệm về số liệu khi thực hiện chủ trương này. Sau khi nghe tờ trình và thẩm tra, Quốc hội bố trí để các đại biểu thảo luận tại hội trường về nội dung này song không có đại biểu nào đăng ký thảo luận. Theo dự kiến, Quốc hội sẽ bấm nút thông qua dự thảo nghị quyết về việc bổ sung vốn điều lệ cho VEC vào sáng 19.2, ngày cuối cùng của kỳ họp bất thường thứ 9. ️
Sáng 1.2, sau khi kiểm tra hiện trường, tặng quà, lì xì chúc tết và động viên các kỹ sư, công nhân đang làm việc trên công trường sân bay Long Thành, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp với chủ đầu tư, Bộ GT-VT, UBND tỉnh Đồng Nai cùng các đơn vị liên quan về tiến độ của dự án.Theo đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận những nỗ lực, cố gắng của các bộ, ngành, cơ quan, địa phương liên quan trong triển khai dự án; đồng thời biểu dương khí thế làm việc của gần 4.000 cán bộ, công nhân ở lại công trường trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.Thủ tướng nhấn mạnh, sân bay Long Thành là dự án quan trọng quốc gia; dự án sân bay lớn nhất của nước ta, có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh sân bay Tân Sơn Nhất đã quá tải với hàng nghìn chuyến bay mỗi ngày. Việc hoàn thành sân bay Long Thành cũng thiết thực chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV và các ngày lễ lớn trong năm 2025.Thủ tướng nêu rõ: "Mục tiêu không có gì thay đổi so với chỉ đạo trước đây, đó là cơ bản hoàn thành sân bay Long Thành vào cuối năm 2025". Vì vậy, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, đơn vị và ACV (chủ đầu tư) khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp ngày 25.1 và theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; rà soát, xây dựng lại đường găng tiến độ theo mục tiêu để triển khai công việc. Theo dõi, kiểm tra, giám sát quá trình đầu tư xây dựng dự án, kịp thời xử lý vướng mắc, phát sinh theo thẩm quyền, báo cáo những vấn đề cấp bách, vượt thẩm quyền.Thủ tướng yêu cầu ACV và các cơ quan liên quan tăng cường máy móc, nhân lực, thi công, lắp đặt thiết bị với 3 ca 4 kíp, xuyên lễ, xuyên tết, xuyên ngày nghỉ, "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương", "vượt nắng, thắng mưa, không thua bão gió"; tăng cường nhà thầu phụ, huy động cả lực lượng công an, quân đội, công đoàn… với các việc có thể làm được như dọn dẹp vệ sinh, hoàn nguyên môi trường. Nghiên cứu phương án bố trí mặt bằng thi công hợp lý, đồng thời triển khai các hạng mục công trình, không để chồng chéo, cản trở tiến độ trên công trường.Đối với việc thiếu hụt nguyên vật liệu, Thủ tướng yêu cầu trong tuần tới, Đồng Nai họp với các bộ, ngành, chủ đầu tư và nhà thầu để giải quyết dứt điểm các vướng mắc. "Tinh thần là cung cấp trực tiếp cho các nhà thầu, không qua trung gian; phải thu hồi các mỏ hết thời hạn khai thác hoặc làm không đúng quy định, lợi dụng tình hình găm hàng, trục lợi, đội giá; xử lý nghiêm các trường hợp để răn đe. Bộ Công an phải vào cuộc để làm việc này", Thủ tướng nhấn mạnh.Thủ tướng giao Phó thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp nhận và xử lý các khó khăn, vướng mắc của các bộ ngành, địa phương, chủ đầu tư, nhà thầu… đối với dự án sân bay Long Thành. Hằng tháng cần triệu tập cuộc họp để đôn đốc, chỉ đạo, giải quyết các vấn đề phát sinh. ️
Chiều 5.3, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị tại các Kết luận 126, 127, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, đã chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ. Cuộc họp thảo luận, cho ý kiến về đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp để chuẩn bị trình cấp có thẩm quyền.Cùng dự có Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an và các Phó thủ tướng, bộ trưởng.Sau khi nghe báo cáo của Bộ Nội vụ và ý kiến của các đại biểu, Thường vụ Đảng ủy Chính phủ thống nhất mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, đó là cấp tỉnh (gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư) và cấp cơ sở.Đảng ủy Chính phủ cũng thảo luận về các phương án dự kiến sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã.Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh cần căn cứ trên một số tiêu chí quan trọng, đó là diện tích, dân số, kinh tế, văn hóa và khả năng bổ sung, hỗ trợ cho nhau để phát triển.Thủ tướng đánh giá cao công tác chuẩn bị của Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan, đề nghị các cơ quan sớm hoàn thiện đề án báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến.Trước đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (với cả tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.Để thực hiện nội dung này, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức T.Ư, Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể T.Ư và các cơ quan liên quan chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng đề án, tờ trình Bộ Chính trị về sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.Cụ thể, đối với cấp tỉnh, ngoài căn cứ về quy mô dân số, diện tích, cần nghiên cứu kỹ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, mở rộng không gian phát triển, phát huy lợi thế so sánh, đáp ứng yêu cầu phát triển đối với từng địa phương và yêu cầu, định hướng phát triển của giai đoạn mới... làm cơ sở, căn cứ khoa học trong sắp xếp.Đối với cấp xã, cần xác định rõ các mô hình chính quyền địa phương cấp xã đối với khu vực đô thị, nông thôn, miền núi, đồng bằng, hải đảo, quy mô dân số, diện tích, lịch sử, văn hóa, các vấn đề về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, dân tộc, tôn giáo... Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, định biên của chính quyền địa phương cấp xã. ️