$468
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của ketqua. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ ketqua.Ngày 13.2, PV Báo Thanh Niên đã nêu câu hỏi với người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng về việc Việt Nam chuẩn bị cho khả năng xảy ra chiến tranh thương mại trên thế giới và kế hoạch làm giảm thâm hụt thương mại với Mỹ, qua đó giảm rủi ro bị áp thuế từ chính quyền Tổng thống Donald Trump. Bà Phạm Thu Hằng cho biết, Việt Nam luôn quan tâm và theo dõi sát tình hình quốc tế để có các biện pháp phù hợp, giảm thiểu tác động lên nền kinh tế, đồng thời đóng góp cho thương mại quốc tế phát triển lành mạnh."Chúng tôi cam kết tuân thủ nghiêm túc các cơ chế luật pháp quốc tế, các cam kết thương mại song phương và đa phương, tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng thể chế, nâng cao năng lực, tiếp tục thúc đẩy tự do hóa thương mại, góp phần vào sự tăng trưởng lành mạnh của nền kinh tế", bà Hằng khẳng định.Trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế 25% với tất cả sản phẩm nhôm thép nhập khẩu vào Mỹ từ ngày 4.3, bà Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, Việt Nam đã và đang phối hợp với Mỹ để phát triển quan hệ song phương dựa trên nền tảng của Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện. "Trên thực tế, trong thời gian qua, thương mại đầu tư giữa hai nước đã phát triển tốt đẹp, đáp ứng nguyện vọng của Chính phủ và người dân hai nước. Việt Nam sẵn sàng làm việc trên quan điểm hợp tác và xây dựng nhằm chia sẻ thông tin, giải quyết những vấn đề hai bên cùng quan tâm và củng cố hơn nữa mối quan hệ kinh tế hai nước", người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết.Trả lời câu hỏi của phóng viên nước ngoài về các biện pháp hỗ trợ của Việt Nam đối với các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam trước các thách thức từ cạnh tranh thương mại toàn cầu, bà Hằng thông tin, đối với các doanh nghiệp nước ngoài, Việt Nam tiếp tục có những quy định đơn giản hóa, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để doanh nghiệp nước ngoài yên tâm làm ăn tại Việt Nam."Đối với đối tác Mỹ, chúng tôi sẵn sàng và sẽ tiếp tục trao đổi, làm việc trên tinh thần xây dựng, hợp tác với Mỹ để chia sẻ thông tin, tăng cường hợp tác và tháo gỡ vướng mắc còn tồn tại, để quan hệ kinh tế - thương mại song phương phát triển hơn nữa", bà Hằng nói. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của ketqua. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ ketqua.Trả lời báo chí trong ngày 25.1, ông Trump cho biết đã nói chuyện với nhiều bên và nhận thấy có sự quan tâm lớn về TikTok. Trước đó, Reuters dẫn nguồn thạo tin cho hay chính quyền ông Trump có kế hoạch thúc đẩy Công ty phần mềm Oracle (Mỹ) phối hợp cùng các nhà đầu tư bên ngoài để mua lại TikTok.Nguồn tin tiết lộ theo thỏa thuận đang được Nhà Trắng đàm phán, công ty mẹ của TikTok là ByteDance (Trung Quốc) vẫn giữ cổ phần của công ty, nhưng việc thu thập dữ liệu và cập nhật phần mềm sẽ được giám sát bởi Oracle, công ty hiện đang cung cấp nền tảng cho website của TikTok.Các nguồn tin cũng cho hay thỏa thuận đang được đàm phán sẽ có sự tham gia của các nhà đầu tư hiện tại của ByteDance ở Mỹ. Ngoài ra, nhiều bên khác đang cạnh tranh để mua lại TikTok, bao gồm nhóm nhà đầu tư do tỉ phú Frank McCourt đứng đầu và một nhóm khác có sự tham gia của Jimmy Donaldson, một ngôi sao trên YouTube được biết đến với kênh “MrBeast”, có hơn 350 triệu người theo dõi.“Không phải với Oracle. Rất nhiều người đang nói chuyện với tôi về việc mua TikTok và tôi sẽ đưa ra quyết định đó trong 30 ngày tới. Quốc hội đã cho 90 ngày. Nếu chúng ta có thể cứu TikTok, tôi nghĩ đó sẽ là một điều tốt”, ông Trump nói.Hiện đại diện Oracle và TikTok chưa bình luận về thông tin trên.Sau khi nhậm chức, ông Trump đã ký sắc lệnh hoãn cấm TikTok trong vòng 75 ngày, nhằm đưa ra những giải pháp ByteDance có thể bán lại TikTok cho một công ty Mỹ, sau khi quốc hội Mỹ năm ngoái thông qua luật cấm TikTok do lo ngại gây rủi ro an ninh quốc gia và thu thập dữ liệu người dùng Mỹ.Ông Trump được cho là muốn các nhà đầu tư và doanh nghiệp Mỹ sở hữu 50% cổ phần TikTok dưới dạng liên doanh, song việc thuyết phục quốc hội được xem là rào cản chính. Năm 2024, TikTok đã tuyên bố thà đóng cửa tại Mỹ còn hơn phải bán lại công ty, vốn đang có hơn 170 triệu người dùng tại Mỹ. ️
Cô T.T.H (40 tuổi), giáo viên một trường THPT chuyên ở Đồng Tháp, cho biết đầu năm học có mở một lớp dạy thêm ngữ văn dành cho các em đang học 12. Sĩ số lớp khoảng 15 người, hầu hết là các em có định hướng chọn môn văn vào tổ hợp 3 môn thi tốt nghiệp THPT năm nay. Hiện, lớp đã nghỉ theo tinh thần thực hiện Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT về dạy thêm, học thêm.Theo cô H., riêng môn ngữ văn, nếu cách dạy của thầy phù hợp thì trò sẽ có cảm hứng học tập, tiếp thu kiến thức hơn. Lớp của cô có nhiều học sinh đã tham gia học thêm từ lớp 10. "Học sinh thích cách truyền đạt, phương pháp giảng dạy nên rất muốn tôi nhanh làm thủ tục đăng ký kinh doanh để dạy lại. Tuy nhiên, khi ra chỗ đăng ký thì mọi người nói là chưa có hướng dẫn cụ thể. Nên từ 14.2 tới nay là chưa làm gì được, buộc phải chờ thêm", cô H. tâm sự. Cô H. nói tiếp: "Lúc này, không chỉ giáo viên mà học sinh 12 cũng đang rất nóng lòng vì chuyện dạy thêm, học thêm. Nhiều em ra trung tâm học thêm đăng ký nhưng nhiều nơi đã quá tải. Thành ra, có em đăng ký được, có em không. Những em tự học thì bảo đang gặp rất nhiều khó khăn, vì không thể tự giải đề (thi thử), không biết trọng tâm ôn tập. Trong khi đó, những em đăng ký được thì phải chịu cảnh lớp học đông đúc, ôn luyện lại từ đầu theo lộ trình của trung tâm". Là giáo viên, cô H. trăn trở khi thấy nhiều em ham học thật sự luống cuống tìm nơi học thêm. Cô H. nói: "Đáng lẽ lúc này các em lớp 12 đang tập trung ôn tập, củng cố kiến thức chứ không phải tất tả đi nhiều nơi để kiếm chỗ học thêm. Nếu Thông tư 29 có hiệu lực sau kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay hoặc đầu năm học mới thì đã hợp lý hơn".Theo cô H., thời điểm này, đa số các trường bước vào thi giữa học kỳ 2, không còn bao lâu nữa sẽ thi tốt nghiệp THPT. Đáng nói, đây là năm đầu tiên các em học, thi theo Chương trình GDPT 2018. Việc học thêm bị đứt quãng, thay đổi môi trường học thêm khiến cho nhiều em rất lo lắng, sợ ảnh hưởng tới kết quả thi cử. Trong khi đó, thầy N.T.N (43 tuổi), giáo viên một trường THPT ở Hậu Giang, cho biết trường nằm ở vùng nông thôn. Từ trước đến nay, các lớp học thêm đều do thầy cô trong trường dạy. Khi Thông tư 29 có hiệu lực, các giáo viên dừng dạy thêm, học sinh rơi vào thế khó. Vì ở vùng quê không có trung tâm dạy thêm. "Điển hình như trường chúng tôi, các em học sinh muốn đến trung tâm dạy thêm phải đi lên thị xã hoặc thành phố, gần nhất cũng khoảng 20 km. Điều này rất bất tiện, nên khi các thầy cô dừng dạy thêm, các em học sinh lớp 12 hiện nay đều chọn cách tự học ở nhà", thầy N. nói.Theo thầy N., khi thông tư có hiệu lực thì tất cả giáo viên trong trường đều tuân thủ. Lúc này, khi học sinh tự học, thầy cô luôn sẵn sàng chia sẻ kiến thức, giải đáp những thắc mắc qua điện thoại hoặc lúc các em đi học chính khóa. Tuy nhiên, cách này không thể nào truyền đạt kiến thức một cách cặn kẽ, đầy đủ.Vì vậy, việc học sinh vùng nông thôn tự học tại nhà khiến giáo viên lo ngại, nhất là khả năng vào đại học. Thầy N. bộc bạch: "Tôi theo nghề giáo 19 năm, đã nhiều năm làm chủ nhiệm lớp 12. Thực tế cho thấy, phần lớn học sinh đậu vào đại học đều có học thêm. Học sinh tự học là có nhưng rất khiêm tốn. Đáng nói, chỉ có những em đi học thêm, thậm chí là học thêm cả 3 môn tổ hợp, mới đậu vào những ngành lấy điểm cao như quân đội, công an, y dược, gần đây là sư phạm".Theo thầy N., việc quản lý dạy thêm, học thêm là rất cần thiết. Song, có những quy định chung trong Thông tư 29, nếu áp dụng đối với tất cả đối tượng học sinh thì chưa thật sự phù hợp. Chẳng hạn như việc quy định mỗi môn học chỉ được tổ chức dạy thêm trong nhà trường không quá 2 tiết/tuần. Lý giải điều này, thầy N. cho biết dựa vào thành tích học tập, giáo viên sẽ "khoanh vùng" được những học sinh có học lực ở mức chưa đạt. Nếu những em này có nhu cầu tăng cường học thêm để cải thiện thành tích, mong muốn học 4-5 tiết trên tuần để bồi dưỡng kiến thức, nhưng giáo viên chỉ dạy được 2 tiết/tuần thì đúng là chưa đáp ứng được nguyện vọng của các em.Tương tự, đối với những em có học lực ở mức trung bình – khá cũng vậy. Nếu các em có nguyện vọng tăng tốc học thêm để phấn đấu vào đại học mà giáo viên cứ đều đều, dạy hết 2 tiết/tuần rồi nghỉ thì chẳng khác nào là "người đưa đò nửa vời", chưa làm hết vai trò, trách nhiệm của mình. Theo thầy N., điều này gây khó xử cho giáo viên và thiệt thòi cho học sinh, nên ông rất mong sẽ có sự điều chỉnh linh hoạt, hợp lý hơn. ️
Mới đây, iFixit đã công nhận Galaxy S25 Ultra là mẫu "điện thoại Galaxy dễ sửa chữa nhất trong nhiều năm" nhờ vào thiết kế thân thiện với người dùng. Cụ thể, Galaxy S25 Ultra sử dụng 4 thanh nhỏ để giữ pin cố định, điều này cho phép người dùng dễ dàng tháo pin chỉ bằng cách kéo các thanh này lên.Phương pháp này đơn giản hơn nhiều so với cách tháo pin của iPhone. iFixit cho rằng sự thay đổi này chủ yếu là do luật Quyền sửa chữa ở châu Âu mà không phải từ mong muốn của Samsung trong việc giúp người tiêu dùng dễ dàng sửa chữa điện thoại.Mặc dù vậy, iFixit cho rằng Samsung vẫn còn nhiều điều cần cải thiện để điện thoại Galaxy có thể đạt được mức độ sửa chữa như mong đợi. Theo đó, mọi điểm tiếp xúc trên điện thoại, từ mặt trước đến mặt sau, đều cần thêm keo dán trong quá trình sửa chữa, điều này có thể gây khó khăn cho người dùng.Bên cạnh việc tháo lắp pin dễ dàng, iFixit cũng đánh giá cao một lợi thế khác của Galaxy S25 Ultra chính là thiết kế camera dạng mô-đun, giúp việc mở vỏ camera và thay thế các thành phần bên trong trở nên dễ dàng hơn. Người dùng có thể lựa chọn linh kiện thay thế từ bên thứ ba thay vì chỉ sử dụng linh kiện chính hãng của Samsung.Về điểm số khả năng sửa chữa, iFixit đã chấm Galaxy S25 Ultra mức 5/10, cao hơn so với các thế hệ trước nhưng vẫn thấp hơn so với 7/10 của iPhone 16 Pro Max và 9/10 của HMD Skyline. ️