T&T Group tiếp tục ủng hộ 2 tỉ đồng hỗ trợ trẻ em nghèo
Sáu năm qua, có đến 5 năm thế giới chứng kiến các sông băng bị sụt giảm khối lượng với tốc độ nhanh kỷ lục, theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) thuộc Liên Hiệp Quốc hôm 21.3."Bảo vệ các sông băng không chỉ là sự cần thiết về khía cạnh môi trường, kinh tế và xã hội: đó là vấn đề sống còn", AFP hôm nay 21.3 dẫn lời bà Celeste Saulo, Giám đốc cơ quan khí hậu thuộc WMO.WMO thống kê được bên cạnh các băng tần lục địa của Greenland và Nam Cực, hơn 275.000 sông băng trên toàn thế giới bao phủ diện tích 700.000 km2. Tuy nhiên, các sông băng đang biến mất nhanh chóng vì biến đổi khí hậu."Năm thủy văn 2024 đánh dấu năm thứ ba liên tiếp tất cả 19 vùng sông băng của thế giới trải qua tình trạng hao hụt ròng", WMO bổ sung.Tổng cộng 19 vùng sông băng mất đi 450 tỉ tấn khối, dựa trên dữ liệu của Cơ quan Giám sát Sông băng Thế giới (WGMS).2024 là năm có mức độ nghiêm trọng xếp thứ 4 trong lịch sử, còn năm tệ nhất là năm 2023.Liên Hiệp Quốc cảnh báo tình trạng các sông băng đang bị hao hụt chưa từng có mang đến nguy cơ cho các hệ sinh thái, nông nghiệp và nguồn nước.Cụ thể, các sông băng bị thu hẹp đang đe dọa nguồn thực phẩm và nước của 2 tỉ người trên thế giới. 2/3 diện tích nông nghiệp canh tác trên toàn thế giới nhiều khả năng bị ảnh hưởng do sông băng thoái lui.Bên cạnh các nước đang phát triển, nhóm những nước phát triển cũng không thoát nguy cơ. Ví dụ, tại Mỹ, lưu vực sông Colorado đã bị hạn hán từ năm 2000, và nhiệt độ gia tăng đồng nghĩa lượng mưa cũng tăng theo, dẫn đến nước hao hụt nhanh hơn so với tuyết trên núi và khiến nạn hạn hán thêm nghiêm trọng.Bích Tuyền chói sáng đưa LPBank Ninh Bình vào chung kết giải bóng chuyền VTV9-Bình Điền
Ngày 15.3, chương trình Ngày hội Giấc mơ Lọ Lem do PNJ tổ chức dành cho các em nhỏ diễn ra tại Nhà văn hóa Thanh Niên TP.HCM. Tại đây, các bé không chỉ được trải nghiệm những trò chơi thú vị như bắn cung, tô màu, làm vòng tay… mà còn được các chuyên gia hướng dẫn kỹ năng mềm. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của Hoa hậu H’Hen Niê khiến không khí của sự kiện trở nên sôi động hơn. Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017 dành thời gian chụp ảnh, trao vòng tay và trình diễn của các bé.
Triệu hồi hàng loạt xe Mercedes lỗi hệ thống điện, Việt Nam có gần 1.900 chiếc
Văn bản nhằm đảm bảo an ninh, an toàn trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn quận Tân Bình, TP.HCM trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 sắp đến. Cụ thể, Phòng Giáo dục - Đào tạo quận Tân Bình đề nghị các cơ sở giáo dục tăng cường tuyên truyền cho học sinh về tác hại của các tệ nạn xã hội như cờ bạc, sử dụng các chất kích thích; không được mua các vật dụng liên quan và chế tạo pháo nổ. Nhà trường phải đẩy mạnh giáo dục, định hướng và tổ chức nhiều loại hình vui chơi lành mạnh, giới thiệu cho học sinh những tác phẩm hay, có ý nghĩa giáo dục, biết chọn lọc các thông tin bổ ích trên các mạng xã hội. Cần đa dạng hình thức tuyên truyền để học sinh nắm rõ các văn bản xử phạt nếu vi phạm các tệ nạn xã hội, sử dụng pháo nổ và vi phạm trật tự an toàn giao thông.Phòng Giáo dục - Đào tạo quận Tân Bình, TP.HCM chỉ đạo lãnh đạo các trường học trong quận: "Nghiêm cấm học sinh tham gia các tệ nạn xã hội, sử dụng pháo và vi phạm trật tự an toàn giao thông trước, trong và sau dịp Tết Nguyên đán. Cho học sinh cam kết không tham gia các tệ nạn xã hội, không để xảy ra các vi phạm về pháo nổ, trật tự an toàn giao thông. Quán triệt, phân công các lực lượng trong nhà trường tăng cường công tác kiểm tra, ngăn ngừa và phát hiện sớm việc học sinh có liên quan đến các tệ nạn xã hội, sử dụng pháo và vi phạm trật tự an toàn giao thông".Bên cạnh đó, quận này yêu cầu nhà trường phải thường xuyên phối hợp, trao đổi thông tin kịp thời với lực lượng công an, với gia đình học sinh để ngăn chặn, không để xảy ra các vụ việc liên quan đến các tệ nạn xã hội, học sinh vi phạm pháp luật về pháo nổ, về trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là tai nạn thương tích do pháo nổ.
Đi cùng PV Thanh Niên đến tận vườn, TS Bùi Thanh Liêm, Trưởng phòng NN-PTNT H.Chợ Lách, cho biết bản thân ông đã có quá trình theo dõi sự sinh trưởng, phát triển và chất lượng trái của giống sầu riêng sáp Tiểu Long tại vườn nhà anh Phong. Sau quá trình so sánh với các giống có tại địa phương, TS Liêm đánh giá rất cao giống sầu riêng mới này.
Nguy cơ cháy bãi cỏ khô gần khu dân cư
Ngày 28.2, TAND tỉnh Cà Mau xác nhận, đã tổ chức phiên họp công khai chứng cứ, tài liệu liên quan đến vụ án hành chính giữa ông H.A.T (42 tuổi, ngụ xã Tân Thành, TP.Cà Mau) và UBND TP.Cà Mau. Ông H.A.T là chủ "tòa nhà đẹp nhất Cà Mau".Vụ việc xoay quanh quyết định hành chính buộc ông T. chuyển đổi mục đích sử dụng đất và nộp khoản tiền chuyển đổi mục đích sử dụng đất hơn 8,3 tỉ đồng.Theo nội dung đơn khởi kiện, ông T. cho biết, tháng 8.2021, vợ chồng ông xây dựng nhà tại xã Tân Thành, TP.Cà Mau. Công trình có diện tích xây dựng thực tế 580 m2, gồm nhà chính rộng 230 m2 và nhà phụ 350 m2, nằm trên phần đất thuộc quyền sở hữu của hai vợ chồng. Cụ thể, bà K.T đứng tên thửa đất có diện tích 1.650,1 m2, ông T. đứng tên thửa đất rộng 1.659 m2. Khi hoàn thiện công trình, vợ chồng ông T. đã thực hiện nghĩa vụ tài chính, nộp thuế xây dựng gần 27,4 triệu đồng.Ngày 17.9.2024, UBND TP.Cà Mau ban hành Quyết định số 407/QĐ-UBND, trong đó yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng 2.141,7 m2 đất nuôi trồng thủy sản sang đất ở nông thôn. Cơ quan thuế sau đó xác định số tiền thuế phải nộp (gồm lệ phí trước bạ nhà, đất) hơn 42 triệu đồng và tiền sử dụng đất hơn 8,3 tỉ đồng.Ông T. không đồng ý với quyết định trên, cho rằng diện tích ông sử dụng để xây dựng nhà ở chỉ là 580 m2, trong khi đó phần diện tích còn lại vẫn được sử dụng làm ao nuôi cá và trồng cây, không có công trình xây dựng kiên cố. Việc UBND TP.Cà Mau buộc ông phải chuyển đổi toàn bộ 2.141,7 m2 sang đất ở nông thôn và nộp số tiền như trên là bất hợp lý, vượt quá khả năng tài chính của gia đình ông.Bên cạnh đó, ông T. nhấn mạnh rằng, Quyết định số 407/QĐ-UBND của UBND TP.Cà Mau vi phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của vợ ông. Bởi lẽ, bà K.T đứng tên 1 thửa đất, nhưng các quyết định liên quan đến phần đất này đều "tước" đi quyền tham gia của bà. Các quyết định, công văn và thông báo chỉ có tên ông T., không có tên bà K.T, là vi phạm đến quyền tài sản hợp pháp của bà K.T.Đại diện của ông T. khẳng định: "Theo nguyên tắc pháp luật, bất kỳ quyết định hành chính nào ảnh hưởng đến tài sản của một cá nhân thì phải có sự tham gia của người đó. Trong trường hợp này, toàn bộ quyết định liên quan đến quyền sử dụng đất chỉ nhắc đến ông H.A.T mà không có tên bà K.T, mặc dù phần đất này thuộc quyền sở hữu chung của hai vợ chồng. Điều này là vi phạm nguyên tắc cơ bản về bảo vệ quyền sở hữu tài sản của công dân".Cùng ngày, trao đổi với PV Thanh Niên, một lãnh đạo UBND TP.Cà Mau cho biết, chờ tòa án phán quyết và vị này không phát biểu gì thêm.Như Thanh Niên thông tin, TAND tỉnh Cà Mau thụ lý vụ án khiếu kiện quyết định hành chính trong quản lý nhà nước về đất đai, do ông H.A.T khởi kiện.Ông H.A.T yêu cầu TAND tỉnh Cà Mau giải quyết các nội dung: Hủy Quyết định số 407/QĐ-UBND ngày 17.9.2024 của UBND TP.Cà Mau; Công văn số 5453/UBND-TNMT ngày 22.11.2024 của Chủ tịch UBND TP.Cà Mau; Quyết định số 7309/QĐ-SĐBSHB ngày 15.11.2023 của Chủ tịch UBND TP.Cà Mau; Thông báo số LTB2482301 -TKOOO15-2024/TB-CCT và Thông báo số LTB2482301-TK00016- 2024/TB-CCT của Chi cục Thuế khu vực II. Buộc UBND TP.Cà Mau thực hiện công vụ theo quy định của pháp luật liên quan đến việc cho vợ chồng ông H.A.T chuyển mục đích sử dụng từ đất nuôi trồng thủy sản sang đất ở nông thôn diện tích 580 m2 trên phần đất đã xây dựng nhà.Theo thông báo thụ lý vụ án, người bị kiện là Chủ tịch UBND TP.Cà Mau, Chi cục Thuế khu vực II.Trước đó, cuối năm 2022, cơ quan chức năng TP.Cà Mau phát hiện "tòa nhà đẹp nhất Cà Mau" xây dựng trái phép trên đất quy hoạch nuôi trồng thủy sản. Ngày 9.1.2023 UBND TP.Cà Mau có Quyết định số 82 xử phạt hành chính chủ tòa nhà là ông H.A.T.Theo quyết định xử phạt, ông T. có hành vi vi phạm chuyển đổi đất nuôi trồng thủy sản sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và xử phạt 22,5 triệu đồng, buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.Đến ngày 15.11.2023, Chủ tịch TP.Cà Mau ban hành Quyết định 7309 sửa một phần Quyết định 82, không buộc khôi phục hiện trạng mà thay bằng biện pháp "thực hiện thủ tục về đất đai", tức chuyển mục đích sử dụng đất từ nuôi trồng thủy sản sang đất ở theo hiện trạng đã xây dựng công trình vừa bị xử phạt.Ngày 17.9.2024, UBND TP.Cà Mau ban hành Quyết định số 407 cho phép ông H.A.T chuyển đổi mục đích sử dụng đất diện tích 2.147,7 m2 tại xã Tân Thành, TP.Cà Mau (sau khi đo đạc là 2.147,7m2 chứ không phải 2.261,58 m2 như quyết định xử phạt trước đó).