147 VĐV tranh tài tại giải vô địch bóng bàn quốc gia Báo Nhân Dân
Ngày 30.1, Phòng CSGT Công an TP.HCM cho biết, trong 5 ngày đầu của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ 25.1 - hết 29.1), lực lượng CSGT đã lập biên bản 3.515 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông.Trong đó, CSGT đã lập biên bản, xử lý 1.581 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, 14 trường hợp khác điều khiển xe máy mà trong cơ thể có chất ma túy. Qua đó, CSGT tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đối với 433 trường hợp.Tín hiệu khả quan là không có trường hợp tài xế ô tô nào vi phạm nồng độ cồn. Theo Phòng CSGt Công an TP.HCM, mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn được nêu tại Nghị định số 168/2024. Với nồng độ cồn chưa vượt quá 0,25 mg/l khí thở, người điều khiển xe máy sẽ bị phạt từ 2 - 3 triệu đồng và trừ 4 điểm giấy phép lái xe; người điều khiển xe ô tô sẽ bị phạt từ 6 - 8 triệu đồng và trừ 4 điểm giấy phép lái xe.Với nồng độ cồn vượt quá 0,25 - 0,4 mg/l khí thở, người điều khiển xe máy sẽ bị phạt từ 6 - 8 triệu đồng và trừ 10 điểm giấy phép lái xe; người điều khiển xe ô tô sẽ bị phạt từ 18 - 20 triệu đồng và trừ 10 điểm giấy phép lái xe. Với nồng độ cồn vượt quá 0,4 mg/l khí thở, người điều khiển xe máy sẽ bị phạt từ 8 - 10 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng; người điều khiển xe ô tô sẽ bị phạt từ 30 - 40 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng.Lực lượng CSGT sẽ tiếp tục duy trì các tổ công tác làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát xuyên suốt dịp Tết Nguyên đán. Phòng CSGT TP.HCM khuyến cáo người dân vui xuân đón tết an toàn, lành mạnh, sử dụng rượu, bia có trách nhiệm: "Đã uống rượu, bia - không lái xe" để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho cộng đồng.Hành trình quảng bá phở của chàng trai Việt trên đất Nhật
Theo báo Ukrainskaya Pravda đưa tin hôm 4.2, các tướng lĩnh Ukraine được cho là đang tìm cách chuyển khoảng 50.000 quân nhân sang bổ sung cho lục quân nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng ở tiền tuyến.Con số này thể hiện mức tăng đáng kể so với ước tính trước đó được công bố vào tháng trước.Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine, tướng Oleksandr Syrskyi đã thừa nhận khó khăn trong việc huy động tân binh, sau khi một phi công Ukraine phàn nàn rằng hàng chục chuyên gia lành nghề từ không quân đang được tái điều động sang bộ binh. Kyiv ước tính có khoảng 500.000 người đang trốn quân dịch và hơn 100.000 lính nghĩa vụ đã đào ngũ.Các kênh truyền thông Ukraine trước đây đưa tin tướng Syrskyi đã ra lệnh điều động khoảng 5.000 quân nhân từ không quân sang bổ sung cho lục binh.Tuy nhiên, bài báo mới trên tờ Ukrainskaya Pravda tuyên bố ông Syrskyi đã ban hành kế hoạch rộng hơn liên quan tất cả các binh chủng. Mục tiêu là điều chuyển 50.000 quân nhân sang lực lượng lục quân. Theo bài báo, con số này tương đương khoảng 20% số quân Ukraine đang bố trí ở tiền tuyến.Sau khi xung đột với Nga bùng nổ vào năm 2022, các chỉ huy quân đội Ukraine đã triển khai ngày càng nhiều tài xế, đầu bếp và nhân viên y tế ra tuyến đầu để giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân sự.Tuy nhiên, hoạt động này cũng dẫn đến việc dùng người sai mục đích, vì một số sĩ quan có thể lợi dụng điều này như một hình thức kỷ luật không chính thức hoặc một cách để loại bỏ các mối đe dọa đối với quyền lực hoặc hoạt động tham nhũng của chính họ.Việc điều động này còn gây ra phản kháng từ chính binh lính. Bài báo dẫn lời một chỉ huy lữ đoàn kể rằng khi ông muốn cử 30 thành viên từ một đại đội tình báo đến tăng cường cho một vị trí yếu kém, thì 3 người từ chối và 27 người còn lại đào ngũ.Các tướng lĩnh tìm cách điều sang lực lượng bộ binh các thợ lặn, nhân viên hành chính và những binh sĩ không thiết yếu trong việc vận hành các tổ hợp phòng không do phương Tây cung cấp như Patriot.Ukrainskaya Pravda bình luận rằng những biện pháp như vậy có khả năng làm suy yếu năng lực của các binh chủng.Vào tháng 7.2023, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cảnh báo rằng tình trạng thiếu hụt nhân lực cuối cùng sẽ gây ra gây thiệt hại nặng cho quân đội Ukraine trong một cuộc xung đột kéo dài. Ông cho biết không có lượng vũ khí nào do phương Tây viện trợ có thể bù đắp được cho những tổn thất mà lực lượng Ukraine phải gánh chịu.
'Ai chẳng muốn mình xinh' gây bão mạng xã hội
Yamaha Janus sở hữu lợi thế lớn khi có giá bán "mềm" hơn đáng kể so với mẫu xe đối thủ
Chiều nay 11.2, Công an TX.Điện Bàn (Quảng Nam) cho biết đơn vị vẫn đang vào cuộc xác minh thông tin vụ việc thanh niên bị tố lấy 2 cô gái sau khi cả hai mang bầu. Như Thanh Niên đã thông tin, sáng nay UBND P.Điện An (nơi anh Nh. cư trú) và UBND xã Điện Hòa (cùng TX.Điện Bàn, nơi chị Y.L. cư trú) đều xác nhận chưa từng giải quyết thủ tục đăng ký kết hôn giữa anh Nh. và chị D. cũng như giữa Nh. và chị L. Đến nay, lãnh UBND P.Vĩnh Điện (nơi chị L.T.D, người tố vụ việc qua mạng xã hội, cư trú) cũng xác nhận chưa từng giải quyết thủ tục đăng ký kết hôn.Câu chuyện "hy hữu" này nhận được sự quan tâm lớn của dư luận và cũng làm nảy sinh nhiều tình huống pháp lý. Trao đổi với PV Thanh Niên, luật sư Ngô Thanh Tài, Trưởng văn phòng luật sư Thanh Thiên (Đoàn Luật sư tỉnh Quảng Nam), cho rằng xét trong trường hợp anh Th. đã đăng ký với một trong 2 cô gái nhưng vẫn tiếp tục làm lễ đính hôn với cô gái khác thì vi phạm phạm chế độ hôn nhân theo luật Hôn nhân gia đình năm 2014; từ đó, tùy theo mức độ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.Nhưng trường hợp anh Nh. không có đăng kết kết hôn với cả 2 cô gái, thì hành vi của anh Nh. sẽ bị dư luận xã hội lên án về mặt đạo đức xã hội. "Luật Hôn nhân gia đình chỉ điều chỉnh khi đã đăng ký kết hôn và phát sinh quyền nghĩa vụ của vợ và chồng hoặc các yếu tố khác như con cái, tài sản thì pháp luật mới can thiệp vì vi phạm chế độ một vợ, một chồng", luật sư Tài nói.Có mặt tại nhà chị D. ở khối 4 P.Vĩnh Điện sáng nay 11.2, PV Thanh Niên tiếp xúc và nhận thấy nhiều người dân vẫn chưa hết bàn tán về câu chuyện "hy hữu" mà chị D. đang bị cuốn vào. Nhiều người bày tỏ sự cảm thương trước hoàn cảnh éo le của chị D.Vừa trông coi quán tạp hóa nhỏ vừa chăm cháu trai hơn 1 tuổi (con của chị D. và anh Nh.), bà L.T.T.T. (mẹ chị D.) khẳng định từng câu từng chữ con mình chia sẻ trên mạng xã hội là hoàn toàn sự thật.Theo bà T., sau khi gia đình Nh. mang trầu cau sang và vái lạy ông bà tổ tiên bên nhà bà để xin cưới D. về làm dâu thì chỉ chưa đầy 3 tuần sau, họ lại tiếp tục đưa trầu cau sang hỏi cưới thêm một cô gái khác.Lễ vu quy của chị D. và anh Nh. tổ chức ngày 6.8.2023, còn lễ vu quy của chị L. cùng anh Nh. tổ chức ngày 27.8.2023.Bà T. cho biết, sự việc chỉ được phơi bày khi bà nhận được những tấm ảnh đính hôn giữa Nh. và chị L. do chính chị L. chủ động gửi qua Zalo của bà."Cách đây tầm 5 tháng, Zalo của tôi hiện thông báo tin nhắn của người lạ. Tôi "kích" vào xem ảnh thì tá hỏa khi thấy chồng của con gái mình đang tổ chức cưới hỏi với một cô gái khác. Tôi đưa vụ việc tâm sự lại với con gái thì nhận lại được câu trả lời rằng: "Sự việc con đã biết trước nhưng giấu kín để giữ thể diện cho gia đình bên chồng". Nghe xong, tôi càng thấy thương cho số phận bất hạnh của con mình", bà T. tâm sự.Từ khi mẹ phát hiện ra việc Nh. cưới cả 2 người, chị D. quyết định dẫn theo con trai rời nhà chồng để về nhà mẹ đẻ sinh sống.Mấy hôm nay, khi nghe câu chuyện đang gây xôn xao trên mạng xã hội, bà con chòm xóm của chị D. cũng bày tỏ sự bất ngờ và cứ ngỡ mọi thứ "chỉ có trong phim"."Tội nghiệp con D., nó mồ côi cha, một mình mẹ tần tảo sớm hôm nuôi ăn học. Khi nghe câu chuyện hôn nhân của D., tôi cũng như nhiều người hàng xóm khác không tin nổi. Bởi không ai nghĩ sự việc này lại có thật ở ngoài đời", một người hàng xóm của D. chia sẻ.Trong ngày 11.2, PV Thanh Niên cũng đã tìm cách liên hệ với những người trong cuộc còn lại, nhưng chưa kết nối được.Như Thanh Niên đã thông tin, sáng 10.2, mạng xã hội Facebook tiếp tục gây chú ý khi bài viết do một cô gái chia sẻ về chuyện một chàng trai làm lễ cưới với 2 cô gái tiếp tục lan truyền, thu hút hàng chục ngàn bình luận và hàng ngàn lượt chia sẻ.Mở đầu bài viết trên trang cá nhân của mình, cô gái có tài khoản Facebook L.T.D cho biết, cô bắt đầu quen biết anh Nh. tháng 12.2022. Khi quen nhau, anh Nh. có kể đã chia tay người yêu cũ là chị L. vào tháng 6.2022. Thời gian quen nhau, anh Nh. có đến nhà chị D. và thưa trình với mẹ chị D.Dịp lễ 30.4.2023, anh Nh. và chị D. đi du lịch cùng nhau. Sau đó, chị D. phát hiện mình mang thai.Khi chị D. báo cho anh Nh. biết thì anh này mới hốt hoảng. Sau đó, anh Nh. hẹn gặp chị D. và kể lại rằng thời điểm đầu tháng 4.2023, anh Nh. và chị L. có gặp lại khi tham gia cuộc nhậu và qua đêm với nhau. Sau lần đó, chị L. cũng báo tin với anh Nh. rằng chị đã có thai, trước khi chị D. báo tin có thai cho anh Nh. không lâu.Chị D. cho biết đã che giấu chuyện anh Nh. có con với người yêu cũ để bảo vệ danh dự gia đình anh trước họ hàng chị D. Chị D. cũng lấy lý do nhà anh Nh. có tang để mẹ chị đồng tình việc hoãn đám cưới của chị.Ngày đi hỏi cưới chị D., đại diện gia đình anh Nh. cam đoan trước ông bà và họ hàng gia đình chị rằng sẽ tiếp tục nạp lễ và rước chị sau khi mãn tang.Ngày về nhà anh Nh. sống, chị D. vô tình biết được chuyện gia đình anh đã qua dự tiệc cưới nhà chị L. (người yêu cũ anh Nh.). Chị D. kể rằng đã vô cùng phẫn nộ và nói chuyện với mẹ anh Nh.Mẹ anh Nh. tâm sự rằng, chị L. là giáo viên, giờ mang bầu nên gia đình chị L. cũng nhờ lên đứng để gánh danh dự cho gia đình họ chứ không hề mang lễ qua, chỉ có ba mẹ anh Nh. cùng cô của anh qua dự.Chị D. kể rằng những lần chị và anh Nh. cãi vã nhau, mẹ anh Nh. đã nói những lời cay đắng. Sau đó, chị D. quyết định bồng con dọn về nhà mẹ đẻ ở.Trong bài viết đăng tải lên trang Facebook, chị D. có đăng tải hình ảnh kèm chú thích lễ vu quy của chị và anh Nh. diễn ra ngày 6.8.2023 và tấm ảnh lễ vu quy của chị L. cùng anh Nh. diễn ra sau đó không lâu, ngày 27.8.2023.
Tay đua người Nga lập kỷ lục khó tin ở Cúp truyền hình
Sáng 30.12, Bộ Y tế phối hợp UBND TP.HCM, Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam tổ chức Lễ Phát động "Đăng ký hiến mô, tạng - Cho đi là còn mãi". Nối tiếp thành công lễ phát động đăng ký hiến tặng mô, tạng cứu người do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát động ngày 19.5.2024 tại Hà Nội, sự kiện này đã lan tỏa ý nghĩa lớn trong cộng đồng, số lượng người đăng ký hiến tạng tăng cao.Tại lễ phát động, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cam kết với lãnh đạo trung ương sẽ đầu tư cơ sở vật chất, các điều kiện để tiến hành phát động đăng ký hiến mô tạng tại TP.HCM nhanh chóng và hiệu quả nhất. Đồng thời, ông Mãi cho biết TP.HCM sẽ chỉ đạo ngành y tế, sở ngành các cấp triển khai công tác đồng bộ, tập trung cao cho công tác tuyên truyền, vận động. Bên cạnh đó, nghiên cứu các chính sách, các hình thức tôn vinh để có thể động viên kịp thời các tổ chức, các cá nhân tham gia hiến mô, tạng.Việt Nam hiện đã làm chủ được chuyên môn, kỹ thuật công nghệ và tổ chức điều phối thực hiện ghép tạng. Nhưng hiện nguồn hiến mô, tạng từ người sau chết còn khan hiếm so với nhu cầu người bệnh được ghép. Tỷ lệ hiến tạng Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất thế giới, trong khi đó tỷ lệ ghép lại cao nhất khu vực Đông Nam Á với hơn 1.000 ca/năm. Dù số lượng được ghép cao như vậy nhưng danh sách những người chờ ghép tạng vẫn còn rất dài, có rất nhiều người không có tạng để ghép.Một người chết não hiến tạng có thể cứu sống 6 - 8 người, giúp cải thiện sức khỏe cho gần 100 người, giúp giảm gánh nặng bệnh tật cho người bệnh, gia đình người bệnh và xã hội. Trung bình mỗi năm Việt Nam có từ 10 đến 12 ca hiến tạng sau khi chết. Tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, năm 2024, Việt Nam có 39 ca chết não gia đình đồng ý hiến tặng mô, tạng. Con số này chiếm gần 13% trong tổng số ca ghép tạng. "Đây được xem là số ca cao kỷ lục của Việt Nam tính từ trước đến nay. Tuy vậy, số ca này vẫn còn ít so với nhu cầu của người đăng ký nhận tạng, số ca chờ ghép tạng.Trong năm 2024, số ca được chẩn đoán chết não đến ngày 13.12 là 189 ca, có thể thấy số ca hiến còn quá khiêm tốn. So với các nước phát triển như Tây Ban Nha, Mỹ, Hàn Quốc có tỉ lệ hiến tạng khi chết não là 90% thì ở Việt Nam chỉ mới hơn 1%.", Bộ trưởng Bộ Y tế nói.Để đạt được số ca hiến gọi là kỷ lục ở giai đoạn này, bên cạnh công tác truyền thông, các bệnh viện cần đẩy mạnh công tác tư vấn, vận động tại bệnh viện, thành lập tổ tư vấn để vận động tới gia đình khi phát hiện có bệnh nhân chết não tiềm năng. Theo Ban tổ chức, điều đặc biệt để tạo nên thành công là cần sự vào cuộc của cả cộng đồng xã hội, chung tay ủng hộ việc hiến tặng mô, tạng sau chết. Cần sự hoàn thiện về pháp luật để nguồn hiến mô, tạng phát triển trong thời gian tới.