Bảo vệ bản quyền hình ảnh cầu thủ, nâng tầm thương hiệu bóng đá Việt Nam
Theo trang tin Avions Legendaires, 3 máy bay Mirage 2000-5F đầu tiên mang tên lửa có thể sẽ đến Ukraine vào ngày 20.1.2025. Một số nguồn tin thậm chí còn suy đoán rằng máy bay đã có mặt tại Ukraine và được sử dụng cho các chuyến bay huấn luyện.Số máy bay chiến đấu này từng thuộc về không quân Pháp, hiện đã được nâng cấp. Dự kiến có khoảng 10 máy bay loại này được chuyển giao cho Ukraine.Pháp đã tối ưu hóa Mirage 2000-5F để mang và phóng tên lửa hành trình SCALP-EG/Storm Shadow, giúp Ukraine mở rộng khả năng tấn công.Trang Avions Legendaires bình luận rằng “Mirage 2000-5F đã trở thành biểu tượng chính của viện trợ quân sự từ Pháp cho Ukraine, cùng với pháo Caesar và xe tăng AMX-10RC”.Các phi công Ukraine đã dành nhiều tháng học cách vận hành những máy bay này.Theo bài báo, “Mặc dù Mirage 2000-5F thoạt trông có vẻ nhỏ và nhẹ hơn so với máy bay phản lực MiG-29 và Su-27, các phi công Ukraine nhanh chóng nhận ra đây là một máy bay đáng gờm được thiết kế cho các nhiệm vụ thâm nhập sâu vào lãnh thổ của đối phương”.Vào ngày 25.12.2024, có thông tin cho biết các phi công và kỹ thuật viên mặt đất của Ukraine đã hoàn thành sáu tháng đào tạo tại Pháp để vận hành Mirage 2000-5F.Trước đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đầu tháng 6.2024 tuyên bố nước này sẽ cung cấp cho Ukraine máy bay chiến đấu Mirage và đào tạo phi công tại Pháp. Sau đó, tờ Le Monde đưa tin không quân Pháp đã cam kết đào tạo 26 phi công quân sự Ukraine trong hai năm.Đến tháng 10.20224, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sébastien Lecornu đã xác nhận việc chuyển giao máy bay phản lực Mirage 2000 cho Ukraine vào tháng 3.2025. Ngoại trưởng Pháp Jean-Noël Barrot cũng xác nhận thông tin tương tự.Theo Avions Legendaires, Pháp có kế hoạch chuyển giao tới 20 máy bay chiến đấu Mirage 2000-5F cho Ukraine.Nhận định Tottenham - Arsenal (1 giờ 45 ngày 13.5): Quyết đấu cho một vị trí trong top 4
Bạn đọc viết: Muỗi bùng phát ở khu dân cư ven rạch
Đầu tiên, hãy phân tích thử thông số kỹ thuật của mẫu xe Corolla Altis phiên bản 1.8V (sử dụng động cơ xăng thông thường) và Corolla Altis phiên bản 1.8HEV (động cơ Hybrid). Cả hai phiên bản đều sử dụng khối động cơ có dung tích 1.8L nhưng sức mạnh lại khác biệt nhau khá rõ ràng. Trong khi Corolla Altis phiên bản 1.8V có sức mạnh 138 mã lực tại 6.400 vòng/phút cùng mômen xoắn cực đại 172 nm tại 4.000 vòng phút thì bản 1.8 HEV chỉ là 97 mã lực tại 5.200 vòng/phút cùng mômen xoắn tối đa 142 Nm ở 3.600 vòng/phút.
Chiều ngày 15.2, Cơ quan CSĐT Công an TP.Long Xuyên (An Giang) cho biết vừa triệt phá thành công chuyên án liên quan vụ in, phát hành, mua bán hóa đơn trái phép, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước do Trương Hồng Sang (57 tuổi, ngụ P.Bình Khánh, TP.Long Xuyên) cầm đầu.Theo thông tin ban đầu, từ năm 2007 đến năm 2024, Trương Hồng Sang thành lập tổng cộng 23 công ty, doanh nghiệp trên địa bàn các tỉnh: An Giang, Đồng Tháp và TP.Cần Thơ nhằm câu kết nhiều người để xuất bán hóa đơn khống với mặt hàng ghi khống: cát, nhựa đường, xi măng, cừ tràm, gạch các loại… cho hơn 360 cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh An Giang. Với thủ đoạn trên các công ty của Sang đã ghi khống 4.539 tờ hóa đơn giá trị gia tăng, với tổng doanh số bán ra hơn 269 tỉ đồng. Tổng số thuế giá trị gia tăng ghi khống trên 24,8 tỉ đồng, từ đó Sang thu lợi bất chính từ việc bán hóa đơn hơn 8 tỉ đồng.Căn cứ kết quả điều tra, Cơ quan CSĐT Công an TP.Long Xuyên đã ra quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Trương Hồng Sang; đồng thời khởi tố bị can và ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 14 bị can khác có liên quan để tiếp tục điều tra về hành vi in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước. Lực lượng công an cũng đã tiến hành khám xét trụ sở các công ty và nơi ở của Sang và một số bị can liên quan để thu thập các tài liệu, chứng cứ có liên quan vụ án.Công an TP.Long Xuyên thông tin, hiện đơn vị đang tiếp tục điều tra mở rộng về hành vi trốn thuế đối với các công ty, doanh nghiệp có hoạt động mua bán hóa đơn trái phép với bị can Sang.
Bãi rác trước cổng trường học
1. Là một thanh niên gốc Quảng Nam, khi chiến tranh lan rộng khắp các vùng nông thôn, tôi theo gia đình "tản cư" ra Đà Nẵng. Nhờ vượt qua các kỳ thi, tôi đậu tú tài 1 rồi 2 để vào đại học. Trong lúc nhiều bạn cùng lứa thi rớt bậc cử nhân phải vào lính, có bạn đã không về lại sau ngày hòa bình.Tôi về quê sau năm 1975 cũng chẳng biết gì nhiều hơn ngoài một làng quê cũ, vài nơi quanh Đà Nẵng hoặc Hội An. Những nơi khác, nếu biết chỉ là những địa danh trong chiến tranh, nhờ đọc trên báo chí.Tôi may mắn được nhận vào làm việc trong một cơ quan ngành nông nghiệp sau chiến tranh. Tuy chỉ là nhân viên bình thường, tôi được thường xuyên cử đến nhiều huyện và cả những khu vực nông thôn khắp tỉnh Quảng Nam. Sau đó, nhờ vốn liếng hồi đi học lại ham nghiên cứu nên được cử đi nhiều tỉnh ở miền Bắc, ra tận Hải Phòng, các tỉnh vùng Tây Bắc lẫn tây Nghệ An, Thanh Hóa. Tôi lại được đến các nông trường quốc doanh, nhiều hợp tác xã nông nghiệp thời bao cấp. Tính ham hiểu biết, nên đi đâu tôi cũng ghi chép, quen biết nhiều người, nhờ vậy mà vun bồi thêm kiến thức…Trở lại với miền quê Quảng Nam. Những năm sau chiến tranh vẫn còn hoang tàn, dân cư mới hồi hương khai hoang vỡ hóa nên đời sống rất khó khăn. Ở vùng cát ven biển, có nơi không tìm được cây tre để vót đũa ăn cơm. Ở vùng Tiên Phước, quê hương các cụ Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, người dân phải đi bộ cả chục cây số mới tìm ra trạm bưu điện để liên lạc khi có việc. Vùng tây các huyện Hiệp Đức, Quế Sơn, nơi cụ Hoàng Châu Ký làm bí thư hồi toàn quốc kháng chiến, người dân vẫn phải ăn độn khoai sắn, nấu canh bằng sắn củ với chút mỡ heo. Vùng B Đại Lộc, chúng tôi ở trong một kho thu mua lương thực, ăn cơm độn và uống nước bằng cách nấu lá bồ đường phơi khô…Đi công tác ra Bắc, chúng tôi mua thêm ít gạo để bán kiếm thêm ít tiền lời bù vào chi phí. Một lần lụt ngập sông Bến Thủy nhiều ngày, tôi và anh lái xe tên Đức bỏ mấy trăm ký gạo trên một ngọn đồi cạnh đường 18 ở H.Nghi Xuân. Đức ở lại coi xe và hàng, tôi một mình đi nhờ phà vượt sông sang Vinh và kẹt lại đó hết 10 ngày…2. Trong nửa thế kỷ từ 1975 - 2025, tôi có những lần được đi nước ngoài.Khoảng cuối tháng 4.1975, bạn học tôi có cha là sĩ quan không quân chuẩn bị di tản khỏi Sài Gòn. Bạn tôi phóng Honda từ Tân Sơn Nhứt đến khu nhà trọ trên đường Lê Văn Duyệt, ghi tên tuổi vào danh sách và hẹn tôi cùng di tản. Hôm sau bạn lại xuống để chở tôi đến Tân Sơn Nhứt, chuẩn bị bay. Anh bạn phụ tôi chuẩn bị hành trang và từ giã vài người bạn ở trọ. Cuối cùng anh chỉ nhận từ tôi lời từ chối với lý do: "Gia đình mình còn ở Đà Nẵng chưa biết sống chết ra sao, nên không thể yên lòng bỏ đi!". Bạn tôi buồn bực ra về.Năm 1980 ở Đà Nẵng, một nhà thơ rủ tôi cùng "vượt biên". Anh cho biết một chủ tàu cá đã đồng ý cho hai anh em theo tàu với giá rẻ, miễn là biết nói tiếng Anh. Ngày giờ và điểm hẹn đã được vạch ra cặn kẽ, kể cả phương án nếu bại lộ thì có người bảo lãnh ra về an toàn. "Ông có mạng Trường lưu thủy, đừng lo tai nạn trên biển!", nhà thơ thuyết phục tôi. Lần này thì tôi lấy cớ mới lập gia đình, chưa thể quyết định được.Năm 1996, lúc tôi vừa 45 tuổi, được Báo Thanh Niên chấp thuận chuyến đi Úc cả tháng trời do Hãng hàng không Qantas và Công ty Direct Flight mời đích danh. Ở Úc cả tháng, đi lại nhiều thành phố từ Sydney, Canberra đến Melbourne và thăm nhiều bạn cũ thật thoải mái. Ngoài các khách sạn, tôi còn được các bạn cũ người Đà Nẵng đưa về nhà riêng nghỉ, được thết đãi vui vẻ. Lúc ấy vẫn có người rủ rê ở lại, nhưng tôi đều cảm ơn và nêu rõ lý do phải về Việt Nam.Từ sau năm 2000 cho đến cả lúc nghỉ hưu, tôi cũng đã đi đến nhiều nước khá thuận lợi. Với tôi, đi du lịch một thời gian ngắn là thích hợp hơn cả rồi trở về sống ở quê hương mình vốn đã quen nước quen cái, không phải bị cuốn vào đời sống ở những nơi mình không quen biết. Cuộc sống của tôi là cuộc sống mà mình đã chọn lựa từ ngay khi chiến tranh vừa chấm dứt, với công việc mình yêu thích!Nửa thế kỷ đã qua, tôi đã bước qua những lần "suýt đổi đời" như vậy, nhưng không hề hối tiếc…3. Suốt thời gian ấy, dù có lúc buồn chán, nhưng tôi hài lòng vì đó là chọn lựa của mình.Tôi vẫn nhớ mãi cô em họ, lần tôi rời Sài Gòn về lại chỗ ngôi nhà đã bị thiêu rụi của ông bà nội ở Đà Nẵng. Lúc đó, cô em là bí thư chi bộ của du kích địa phương, đang hân hoan sau ngày hòa bình lập lại. Cô ấy nói: "Em cứ tưởng anh đã đi sang Mỹ rồi chớ!". Tôi trả lời: "Anh chỉ có một quê hương ở đây".Kể từ đó, suốt 50 năm, ngoài công việc làm trong ngành nông nghiệp rồi làm báo, tôi đã về xây dựng lại ngôi nhà để thờ cúng tổ tiên, đã cùng các anh em (trong đó có gia đình cô em họ kể trên) xây dựng lại mồ mả ông bà với vai trò con trai trưởng. Và suốt 20 năm nay, tôi tổ chức xây dựng phong trào khuyến học của tộc họ, được bà con hưởng ứng, đóng góp đến hơn mấy tỉ đồng vào quỹ, giúp hàng trăm cháu học sinh nghèo tiếp tục được đi học...Chỉ chừng đó việc mà đã hết một đời người, từ sau chiến tranh. Tôi thấy mình đã không bỏ phí những mơ ước từ thời trai trẻ. Bây giờ, đến lượt các con tôi tiếp bước…