Vì sao người trẻ thích 'đu' theo trào lưu?
Tuy nhiên khi xét về mặt vi mô kinh tế hộ gia đình thì năng lực thích ứng của các hộ dân khác nhau sẽ dẫn đến hệ quả phát triển không đồng đều, tạo ra sự phân tầng và khoảng cách xã hội rất lớn."Những nhóm người thích ứng được sẽ phát triển tốt hơn, nhưng sẽ có người dễ bị tổn thương không thích ứng được thì sẽ ngày càng trầm trọng hơn, không chỉ bản thân họ mà có thể kéo dài đến nhiều thế hệ sau", TS Lộc phân tích.Về an sinh xã hội, TS Nguyễn Đức Lộc khuyến nghị chính quyền TP.HCM cần tính toán phương án lâu dài, lộ trình bài bản để mọi người đều có cơ hội cải thiện cuộc sống. Đặc biệt, chỉ trong thời gian ngắn chừng 5 - 6 năm mà TP.HCM di dời số lượng lớn (gần 40.000 hộ dân) thì cần phải tính toán phương cách bền vững hơn."Nếu không có giải pháp phù hợp thì sau khi bước vào cuộc sống mới khoảng 5 - 7 năm, nếu người dân cảm thấy không theo kịp hoặc bị đuối sức trong nhịp sống mới, sẽ tạo ra sự đổ vỡ về niềm tin. Hệ quả là những tổn thương xã hội và mất ổn định còn nghiêm trọng hơn nhiều so với hiện tại", vị chuyên gia cảnh báo.Đánh giá cao giải pháp chăm lo đời sống người dân sau khi di dời nêu trong đề án, TS Nguyễn Đức Lộc đề xuất việc khảo sát và xây dựng chính sách cần được thực hiện theo mô hình đánh giá 3 giai đoạn: đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ để có thể linh hoạt điều chỉnh chính sách phù hợp với thực tiễn.Ngoài ra, trong thiết kế đánh giá cần đảm bảo sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan, không chỉ giới hạn ở khía cạnh kinh tế mà cần mở rộng sang các khía cạnh xã hội, với sự tham vấn của các chuyên gia tâm lý học, nhân học, xã hội học và các nhà hoạch định chính sách để có cái nhìn đa chiều và toàn diện.Ông Lộc nhấn mạnh nguyên tắc "không gây tổn hại" (Do no harm) - một nguyên tắc cốt lõi được Liên Hiệp Quốc và nhiều tổ chức quốc tế áp dụng trong các dự án tái định cư (TĐC) - là yếu tố vô cùng quan trọng trong phát triển bền vững. Theo thông lệ quốc tế, các dự án TĐC cần tuân thủ hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) về khung chính sách TĐC không tự nguyện, đảm bảo rằng người dân được di dời phải có mức sống tương đương hoặc tốt hơn trước khi di dời.Bên cạnh đó, cần thiết lập các cơ chế giám sát độc lập và hệ thống khiếu nại hiệu quả để người dân có thể phản ánh những khó khăn trong quá trình TĐC. Nếu không thực hiện tốt, hậu quả có thể là sự tổn thương kéo dài qua nhiều thế hệ, gia tăng đói nghèo đô thị, tạo ra những khu vực thiếu ổn định xã hội, từ đó làm tăng thêm gánh nặng cho hệ thống an sinh xã hội quốc gia.Kinh nghiệm từ các dự án TĐC thành công trên thế giới cũng cho thấy tầm quan trọng của việc xây dựng cộng đồng mới với đầy đủ tiện ích xã hội, tạo cơ hội việc làm và hỗ trợ đào tạo nghề cho người dân để họ có thể hòa nhập nhanh chóng vào môi trường sống mới.TS Nguyễn Thị Hậu, Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử TP.HCM, đánh giá đề án cải tạo gần 40.000 căn nhà ven kênh mà TP.HCM sắp triển khai xét về quy mô có thể ngang bằng với đề án phát triển đường sắt đô thị, khi đụng chạm đến cuộc sống 40.000 hộ gia đình, ước tính hơn 100.000 người dân. Bà Hậu nhấn mạnh 3 yếu tố quan trọng khi triển khai gồm TĐC, phát huy di sản văn hóa sông nước và thích ứng biến đổi khí hậu.Dưới góc độ văn hóa đô thị, TS Nguyễn Thị Hậu cho biết đây là dự án rất lớn nên cần điều tra xã hội học thực sự khoa học và khách quan để nhận được tất cả ý kiến đồng thuận và đề xuất giải quyết đời sống của người dân. Bởi lẽ, các dự án TĐC trước đây TP.HCM làm chưa tốt, và nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập trung bình thấp hiện vẫn là điểm nghẽn rất lớn. Điều bà Hậu lo lắng nhất là khi giải tỏa khối lượng lớn thì bố trí TĐC ra sao, không chỉ ở góc độ vật chất mà còn các tiện ích phục vụ đời sống. Và quan trọng hơn là tạo sinh kế mới cũng như tạo thuận tiện cho người dân gắn bó với sinh kế cũ và vùng lao động cũ.Ở góc độ cảnh quan và văn hóa sông nước, TS Nguyễn Thị Hậu cho biết TP.Bangkok (Thái Lan) vài chục năm trước không khác gì thực trạng hiện nay mà TP.HCM đang giải quyết. Khi đó, chính quyền Bangkok có kế hoạch chỉnh trang với mục tiêu đầu tiên là khơi thông dòng chảy, đảm bảo môi trường để bảo vệ sức khỏe người dân, cải thiện văn hóa. Lợi nhuận từ sức khỏe và văn hóa không thể đong đếm được bằng tiền và đây là lợi ích lâu dài. "Tôi rất mong muốn TP.HCM tiếp cận theo hướng ưu tiên yếu tố dân sinh lên đầu tiên để phát triển bền vững chứ không phải là thu lợi nhuận từ đất đai", TS Hậu chia sẻ.Chuyên gia này cũng lo ngại nếu TP.HCM giải tỏa trắng toàn bộ, đến mức 2 bên chỉ còn đường giao thông, bờ kè và công viên thì sẽ không giữ được bản sắc thành phố sông nước của Nam bộ nữa. Bà khuyến nghị nghiên cứu mô hình của Thái Lan và Campuchia về đô thị ven sông, hỗ trợ người dân sửa nhà quay mặt tiền ra sông, giữ gìn vệ sinh chung để tạo điểm đến phát triển du lịch. "TP.HCM có thể nghiên cứu giữ lại một số cụm dân cư điển hình ở Q.8, là nơi đông dân phải giải tỏa nhất. Mình muốn phát triển đường sông thì đầu tiên phải để cho người dân hưởng, rồi mới đến phát triển du lịch", TS Hậu nói.Về lâu dài, TS Nguyễn Thị Hậu cho biết với tốc độ biến đổi khí hậu diễn ra rất nhanh thì TP.HCM cần quay lại với tư duy thích ứng, sống chung với nước của ông bà ta trước đây. Muốn sống với sông nước thì thích ứng theo hướng xây nhà sàn bên sông, kênh rạch nhưng sử dụng vật liệu bền vững như bê tông.Chelsea muốn nẫng tay trên M.U trong cuộc chạy đua chiêu mộ nhà vô địch thế giới
Chiều 12.2, Đồn biên phòng Phổ Quang (Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Quảng Ngãi) cho biết, tàu Vùng 3 Hải quân đã thực hiện nhiệm vụ, kịp thời đưa tàu ra tiếp cận, sơ cứu ngư dân ở xã Phổ Quang (TX.Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị tai nạn trên biển đứt lìa các ngón chân của bàn chân phải. Vụ việc xảy ra khoảng 17 giờ ngày 11.2, tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 94397 TS khi đang thả lưới đánh cá trên biển, cách đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) khoảng 45 hải lý về phía đông bắc, thì ngư dân Nguyễn Xanh (ở xã Phổ Quang, TX.Đức Phổ) bị lưới đánh cá vướng vào chân, làm đứt lìa các ngón chân phải, gây chảy máu nhiều.Trước tình hình trên, tàu cá QNg 94397 TS đã phát tín hiệu cấp cứu. Nhận được tín hiệu, tàu 313 thuộc Vùng 3 Hải quân đang thực hiện nhiệm vụ trên biển đã nhanh chóng tiếp cận tàu cá có ngư dân bị nạn.Sau khi tiếp cận tàu cá, khoảng 18 giờ cùng ngày, lực lượng trên tàu 313 Vùng 3 Hải quân đã sơ cứu, cầm máu tạm thời, cấp thuốc giảm đau, chống viêm và bảo quản phần ngón chân bị đứt rời của ngư dân Nguyễn Xanh để đảm bảo cho việc phẫu thuật nối lại.Được sự chăm sóc y tế của lực lượng tàu 313 Vùng 3 Hải quân, ngư dân bị nạn đã tỉnh tảo, ổn định tinh thần hơn. Sau đó, tàu QNg 94397 TS chở ngư dân bị nạn vào bờ để đưa đến Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng chữa trị.
1,5 tỉ đồng mua bò giống, gà giống, cây con... tặng thanh niên miền núi Quảng Trị
Sáng mùng 1 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, trong tiết thời se lạnh, Đà Nẵng đón những vị khách đầu tiên của năm mới theo cách không thể ấm áp hơn. Hơn 800 du khách Mỹ trên du thuyền Crystal Symphony vừa đặt chân lên bến cảng đã được chào đón bằng những màn múa lân rộn ràng và những món quà nhỏ mang đậm hồn Việt: nón lá, hoa tươi và cả những lời chúc năm mới may mắn. Lãnh đạo Sở Du lịch, Trung tâm Xúc tiến du lịch, Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu Cảng Đà Nẵng cùng tặng hoa, nón lá truyền thống cùng quà lưu niệm cho du khách xông đất.Tàu Crystal Symphony xuất phát từ Singapore ngày 18.1, đã đi qua các nước Thái Lan, Campuchia trước khi đến Việt Nam. Tại TP.Đà Nẵng, du khách tham quan những điểm đến nổi tiếng như chùa Linh Ứng (bán đảo Sơn Trà), Bảo tàng điêu khắc Chăm, bãi biển Mỹ Khê, tham quan đường hoa, vườn hoa xuân cùng các hoạt động vui chơi giải trí, tái hiện tết cổ truyền,…Và năm 2025 hứa hẹn còn bùng nổ hơn nữa, khi dự kiến Cảng Tiên Sa sẽ đón 77 lượt tàu, với hơn 121.000 hành khách quốc tế, riêng quý I đã có hơn 41.000 khách. Một năm mới đã mở ra với những tín hiệu đầy lạc quan cho du lịch Đà Nẵng.Những vị khách đầu tiên của năm đã đến với những nụ cười mãn nguyện, và chắc chắn họ sẽ còn quay lại. Bởi Đà Nẵng, với sông Hàn, những cây cầu và bầu không khí thân thiện, luôn có cách khiến người ta muốn trải nghiệm thêm. Lãnh đạo Sở Du lịch, Trung tâm Xúc tiến du lịch, Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu Cảng Đà Nẵng cùng tặng hoa, nón lá truyền thống cùng quà lưu niệm cho du khách xông đất.Theo Sở Du lịch, tàu Crystal Symphony xuất phát từ Singapore ngày 18.1, đã đi qua các nước Thái Lan, Campuchia trước khi đến Việt Nam. Tại TP.Đà Nẵng, du khách tham quan những điểm đến nổi tiếng như chùa Linh Ứng (bán đảo Sơn Trà), Bảo tàng điêu khắc Chăm, bãi biển Mỹ Khê, tham quan đường hoa, vườn hoa xuân cùng các hoạt động vui chơi giải trí, tái hiện tết cổ truyền…
Trần Thu Hà (21 tuổi, ngụ P.9,TP.Đà Lạt, Lâm Đồng), phấn khởi cùng bố mẹ đến Ban chỉ huy Quân sự (CHQS) TP.Đà Lạt để làm các thủ tục nhập ngũ. Thượng tá Trần Hùng Sơn, Trưởng Ban CHQS TP.Đà Lạt, cho biết năm nay TP.Đà Lạt tuyển 190 quân, đặc biệt năm nay có duy nhất 1 nữ là Trần Thu Hà nộp đơn tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự năm 2025. Lãnh đạo Ban CHQS TP.Đà Lạt rất vui và tạo điều kiện để chiến sĩ Thu Hà thực hiện ước mơ của mình. Hà được Ban CHQS TP.Đà Lạt bàn giao trực tiếp cho Học viện Lục quân để đưa về Quân khu 7 huấn luyện trong 3 tháng.Hà cho biết vừa học xong chương trình ĐH ngành văn thư hành chính ở Quảng Ngãi. Khi về lại Đà Lạt chờ nhận bằng tốt nghiệp Hà viết đơn tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự. "Em rất thích màu áo xanh bộ đội, nên em viết đơn tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự. Em mong ước trở thành quân nhân chuyên nghiệp vì em nghĩ ngành học mà em đã học cũng cần thiết trong môi trường quân đội và em sẽ cố gắng rèn luyện và phát huy hết khả năng để cống hiến cho đất nước", Hà chia sẻ.Bà Nguyễn Thị Lĩnh (mẹ của Hà - giáo viên Trường TH Thái Phiên,TP.ĐàLạt), cho biết Hà là chị cả trong gia đình, em Hà mới học lớp 7. Khi biết Hà muốn tham gia nghĩa vụ quân sự gia đình ủng hộ và động viên cháu nhập ngũ và đóng góp khả năng, nhiệt huyết của mình phục vụ đất nước. Bà Lĩnh cho biết thêm trong mấy tháng chờ đợi nhập ngũ, Hà đi làm tại một tiệm bánh có mức thu nhập ban đầu 7,5 triệu đồng/tháng; nhưng mấy ngày qua Hà chộn rộn chuẩn bị tư trang để sẵn sàng nhập ngũ.Thiếu tá Vũ Bảo Ngọc (Học viện Lục quân), cho biết thêm năm nay Học viện tuyển 160 chiến sĩ nam và 3 chiến sĩ nữ, trong đó Hà là chiến sĩ nữ duy nhất của TP.Đà Lạt. Ngày mai (13.2) xe Học viện sẽ chở Hà về Trường quân sự Quân khu 7 để được tham gia huấn luyện chiến sĩ mới. Sau đó Hà sẽ về Học viện Lục quân làm lính nghĩa vụ. Cũng theo thiếu tá Vũ Bảo Ngọc, nếu Hà và gia đình có nguyện vọng để Hà trở thành quân nhân chuyên nghiệp, sau khi hoàn thành nghĩa vụ sẽ qua đợt thi tuyển.Trong số các chiến sĩ mới của TP.Đà Lạt, có 146 người được giao cho các đơn vị quân đội gồm: Lữ tác chiến điện tử 98 (Bộ Tổng tham mưu), Sư đoàn Bộ binh 302, Trung đoàn 94 (Bộ CHQS tỉnh Lâm Đồng), có 44 chiến sĩ làm nghĩa vụ Công an.
Thế hệ trẻ ở Champions League
Chiều ngày 3.3, nguồn tin của Thanh Niên cho hay, chiến sĩ cảnh sát cơ động Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hy sinh khi đang làm nhiệm vụ là hạ sĩ Nguyễn Ngọc Minh Nhật.Nhận xét về hạ sĩ Nguyễn Ngọc Minh Nhật, một số cán bộ CSGT Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho hay Nhật thường xuyên sát cánh cùng CSGT đi làm nhiệm vụ tuần tra có bản tính hiền lành, siêng năng và giỏi tiếng Anh.Thượng úy Nguyễn Ngọc Anh, cán bộ CSGT Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cho biết trưa nay (3.3), anh đang đi tuần tra ca trưa thì nhận được thông tin của cơ quan, nội dung "ai có nhóm máu O nhanh chóng đến Bệnh viện Vũng Tàu để truyền máu cho chiến sĩ cảnh sát cơ động bị thương nặng"."Vì tôi có nhóm máu O nên đã xin lãnh đạo cho đến Bệnh viện Vũng Tàu để hiến máu. Tôi biết người đang cần máu là Nhật, em hay đi làm chung ca với tôi. Nhật hiền lắm, giỏi tiếng Anh nữa. Lúc này, cũng có nhiều cán bộ, chiến sĩ trong ngành cũng đang chờ đến lượt lấy máu để truyền cho Nhật. Ai nấy cũng hồi hộp chờ đợi. Bản thân tôi cũng nôn nóng lắm, vì trong đó là Nhật, đứa em tôi rất quý mến", thượng úy Nguyễn Ngọc Anh chia sẻ.30 phút chờ đợi, thượng úy Nguyễn Ngọc Anh chuẩn bị tới lượt để truyền máu. "Chúng tôi đang chờ đợi, thì nhận tin báo Nhật đã không qua khỏi. Bản thân tôi chết lặng… Tôi chỉ biết đứng đợi đưa Nhật ra khỏi phòng chỉ để nhìn lần cuối...", thượng úy Nguyễn Ngọc Anh ngậm ngùi.Như Thanh Niên thông tin, sáng 3.3, lực lượng Công an P.7 (TP.Vũng Tàu) đến nhà Dương Hữu Trí (38 tuổi, là người nghiện được Công an P.7 quản lý) mời về trụ sở để kiểm tra ma túy. Tại đây, Trí không chấp hành mà còn dùng dao đuổi chém lực lượng làm nhiệm vụ. Sau đó, Trí còn đốt 2 xe máy của lực lượng làm nhiệm vụ. Hạ sĩ Nguyễn Ngọc Minh Nhật được điều động đến hiện trường cũng bị Trí dùng dao đâm gây thương tích nặng và hy sinh sau đó.Bằng các biện pháp nghiệp vụ, khoảng 13 giờ 35 cùng ngày, lực lượng chức năng đã khống chế được Trí, người đàn ông nghi ngáo đá.Hiện vụ việc được Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều tra, làm rõ.Hạ sĩ Nguyễn Ngọc Minh Nhật (23 tuổi) vào ngành công an tháng 2.2024, hiện là chiến sĩ Phòng Cảnh sát cơ động, Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đóng quân tại TP. Vũng Tàu. Nhật còn độc thân, sinh sống cùng mẹ làm nghề buôn bán, gia đình hiện đang ở nhờ nhà bà ngoại. Nhật có 1 người anh trai là cảnh sát khu vực thuộc Công an P.Nguyễn An Ninh, TP.Vũng Tàu.