Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 1.3.2024
Chúng tôi gặp "thần đèn" Nguyễn Văn Cư trong một ngày cuối năm. Vẻ mệt mỏi hiện rõ trên khuôn mặt ông, thân hình vốn đã nhỏ bé càng gầy nhom hơn nữa. Hỏi ra mới biết, "thần đèn" đang phải chạy đua với thời gian để thực hiện một ca di dời biệt thự tại Bình Dương với yêu cầu cực kỳ khó khăn. Theo lời kể lại của ông Nguyễn Văn Cư, cách đây hơn một tháng, ông nhận được cuộc điện thoại của một khách nữ, mời ông đến khảo sát công trình biệt thự tại Bình Dương để thực hiện di dời. Đến nơi, quả thực ông nhận thấy tòa biệt thự rất khủng, kết cấu 1 trệt 2 lầu, diện tích sàn 600 m2, trọng lượng ước tính nặng 3.000 tấn. Chủ nhà mua lại tòa biệt thự này và muốn di chuyển công trình tiến lên phía trước để thay đổi công năng và diện tích sử dụng. Cụ thể, trong lúc dịch chuyển phải ép cọc làm 16 móng mới. Ngoài ra, lúc dịch chuyển tòa nhà tiến về phía trước 7 m phải điều chỉnh xoay hướng theo yêu cầu của chủ đầu tư. Vốn đã thực hiện rất nhiều công trình di dời, nâng cao, thậm chí có những công trình to nặng hơn rất nhiều, ông Nguyễn Văn Cư hoàn toàn tự tin vào khả năng của mình. Tuy nhiên, đối với tòa biệt thự ở Bình Dương, ông Cư phải cân nhắc khá lâu bởi vì chủ đầu tư gấp rút muốn đưa công trình vào sử dụng ngay nên yêu cầu hoàn thành việc di dời chỉ trong vòng 30 ngày. "Với những công trình lớn như thế này, việc di dời phải mất khoảng 2 - 3 tháng, hơn nữa thời điểm mà chủ đầu tư yêu cầu đã khá cận tết, việc tuyển dụng công nhân lành nghề rất khó. Tuy nhiên, họ chấp nhận trả giá cao hơn nên tôi chuẩn bị phương án làm ngày đêm, chia 2 - 3 ca và làm cả cuối tuần để cho kịp tiến độ", ông Nguyễn Văn Cư chia sẻ. Với quyết tâm cao như thế, "thần đèn" túc trực ngày đêm để đôn đốc, chỉ đạo công nhân thực hiện đúng kỹ thuật và đảm bảo tiến độ. Đúng 22 giờ đêm qua 19.1, "thần đèn" Nguyễn Văn Cư đã hoàn thành công việc dịch chuyển toà nhà đến vị trí mới, vừa đúng tiến độ 30 ngày theo cam kết với chủ đầu tư.Tuổi trẻ Thừa Thiên - Huế ra quân Tình nguyện hè với nhiều hoạt động ý nghĩa
Tại kỳ họp, Phó chủ tịch HĐND TP.Thủ Đức Nguyễn Hồng Điệp đã trình tờ trình, giới thiệu ông Kiều Ngọc Vũ, Phó chủ tịch Thường trực HĐND TP.Thủ Đức, nhiệm kỳ 2021 - 2026 làm Chủ tịch HĐND TP.Thủ Đức.Đồng thời, Chủ tịch UBND TP.Thủ Đức Hoàng Tùng đã trình tờ trình, giới thiệu ông Trần Hữu Phước, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Thủ Đức làm Phó chủ tịch UBND TP.Thủ Đức.Sau đó, đại biểu HĐND TP.Thủ Đức có mặt tại kỳ họp đã bỏ phiếu bầu nhân sự cho 2 chức danh nêu trên.Về kết quả, ông Trần Hữu Phước trúng cử chức danh Phó chủ tịch UBND TP.Thủ Đức, thay ông Nguyễn Kỳ Phùng đã được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ Trưởng ban Quản lý khu công nghệ cao TP.HCM.Theo đó, ông Kiều Ngọc Vũ trúng cử chức danh Chủ tịch HĐND TP.Thủ Đức, thay ông Nguyễn Phước Hưng, đã được điều động, phân công giữ chức Bí thư Huyện ủy H.Cần Giờ, nhiệm kỳ 2020 - 2025.Phát biểu tại kỳ họp, Bí thư Thành ủy TP.Thủ Đức Nguyễn Hữu Hiệp cho biết, căn cứ cơ chế Nghị quyết 98/2023 của Quốc hội, TP.Thủ Đức giới thiệu 2 nhân sự nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy.Với nhân sự được bổ sung, ông Nguyễn Hữu Hiệp nhìn nhận cần phát huy thế mạnh, nhanh chóng bắt nhịp công việc, đoàn kết để cùng lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đưa TP.Thủ Đức phát triển thành một trung tâm thông minh, có chất lượng sống tốt, phát triển bền vững."Việc xây dựng tốt bộ máy TP.Thủ Đức không chỉ có ý nghĩa riêng cho thành phố, mà còn có giá trị nghiên cứu, học tập, định hình một mô hình chính quyền đô thị, để sắp tới nhân rộng xây dựng chính quyền đô thị tại TP.HCM, với 4 - 5 thành phố mới. Từ đó, xây dựng TP.HCM trở thành một đô thị đa trung tâm", ông Hiệp thông tin. Hồi tháng 1.2021, TP.Thủ Đức được thành lập. Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM điều động ông Trần Hữu Phước, khi đó là Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM đến Thành ủy TP.Thủ Đức, giữ chức Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Thủ Đức, nhiệm kỳ 2019 - 2024.Ông Trần Hữu Phước, 51 tuổi, quê quán TP.Thủ Đức, TP.HCM, có trình độ thạc sĩ xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước, cử nhân khoa học giáo dục chính trị, cao cấp lý luận chính trị.Cũng trong đợt này, Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM điều động ông Kiều Ngọc Vũ, khi đó là Phó chủ tịch Liên đoàn Lao động TP.HCM, đến Thành ủy TP.Thủ Đức, giữ chức Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP.Thủ Đức. Ông Kiều Ngọc Vũ, 48 tuổi, quê quán H.Bình Chánh, TP.HCM, có trình độ thạc sĩ xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước, cử nhân vật lý, cao cấp lý luận chính trị.
Người hơn 30 năm sống đẹp bên tường đá!
Ghi nhận của Thanh Niên lúc 18 giờ hôm nay 28.1 (nhằm ngày 29 tết), nhiều người dân TP.HCM cùng gia đình, người thân vào trung tâm TP.HCM đón giao thừa. Các tuyến đường như Đồng Khởi, Tôn Đức Thắng (Q.1)... đông xe.Tại khu vực Đường hoa Nguyễn Huệ và Công viên bến Bạch Đằng (Q.1) đông nghẹt người đến vui chơi, chụp ảnh. Nhiều người háo hức chờ ngắm những màn pháo hoa tầm cao bắn lên từ đầu đường hầm sông Sài Gòn, chào đón thời khắc chuyển giao giữa năm cũ Giáp Thìn 2024 và năm mới Ất Tỵ 2025.Trong dòng người đó có anh Khắc Duy (31 tuổi, ngụ Q.8). Anh cho biết từ 17 giờ chiều đã cùng vợ đi từ nhà cha mẹ ở Q.3 vào trung tâm TP.HCM để vui chơi. Người đàn ông cho biết vừa tham quan Đường hoa Nguyễn Huệ, anh sẽ ra Công viên bến Bạch Đằng để tìm một vị trí ngắm pháo hoa đẹp."Đây là năm thứ hai vợ chồng mình đi xem pháo hoa, kể từ hồi lấy nhau. Thương tết Tây mình không đi xem vì tính chất công việc, Tết Nguyên đán thì thoải mái hơn. Mình rất thích không khí ngày cuối cùng của năm này, Sài Gòn đẹp biết bao nhiêu", anh chia sẻ.Vợ chồng anh Duy cho biết tết năm nay không có kế hoạch du lịch xa mà đón tết cùng gia đình ở TP.HCM. Anh hy vọng năm mới, bản thân và gia đình sẽ gặp được nhiều may mắn, sức khỏe, bình an. Trong khi đó, chị Vy (22 tuổi) cùng bạn bè vào trung tâm TP.HCM đêm giao thừa cho biết chị rất mong chờ được ngắm pháo hoa tối nay. Chị tâm sự bản thân rất thích những sự kiện náo nhiệt, đông người."Hầu như tết nào mình cũng đi xem pháo hoa, với gia đình hoặc bạn bè. Mình nghĩ đó là cách tuyệt vời nhất để chào đón một năm mới. Hôm nay đông xe, nhưng không bằng Tết Dương lịch, mình di chuyển thoải mái hơn. Chúc mọi người đón một năm mới bình an!", chị nói thêm.Như Thanh Niên đã thông tin, theo chỉ đạo của UBND TP.HCM về công tác tổ chức bắn pháo hoa đón giao thừa Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, năm nay địa phương sẽ bắn pháo hoa tại 15 điểm. Đây là số điểm bắn pháo hoa kỷ lục trong dịp Tết Nguyên đán tại TP.HCM, bố trí ở TP.Thủ Đức, 5 huyện: Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ và 5 quận: 7, 8, 11, 12 và Gò Vấp.Thời gian bắn pháo hoa từ 0 giờ đến 0 giờ 15 phút ngày 29.1. Cụ thể, có 2 điểm bắn pháo hoa tầm cao tại khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn (P.Thủ Thiêm, TP.Thủ Đức), số lượng 1.500 quả pháo hoa tầm cao, 30 giàn pháo hoa tầm thấp, 10 giàn hỏa thuật. Điểm còn lại tại khu Đền tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược (xã Phú Mỹ Hưng, H.Củ Chi), số lượng 500 quả pháo hoa tầm cao, 30 giàn pháo hoa tầm thấp.
Thông điệp trên được ông Nguyễn Văn Được chia sẻ trong buổi làm việc với TP.Thủ Đức chiều 5.3 về tình hình kinh tế - xã hội năm 2025. Thủ Đức là địa phương đầu tiên ông Được chọn đến làm việc sau khi nhận chức.Chủ tịch Nguyễn Văn Được cho biết TP.Thủ Đức có nhiều yếu tố đặc thù, giống như một TP.HCM thu nhỏ, vì nơi đây có trung tâm tài chính quốc tế, Khu Công nghệ cao, Đại học Quốc gia, cảng biển quốc tế, tập trung nhiều đầu mối giao thông lớn.Ông đánh giá cao những kết quả kinh tế - xã hội của địa phương sau hơn 4 năm thành lập, đồng thời tin trong tương lai, chắc chắn TP.Thủ Đức sẽ đóng góp ngày càng lớn và nhiều hơn cho TP.HCM.Dù vậy, TP.Thủ Đức vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục, nhất là môi trường đầu tư. Người đứng đầu chính quyền TP.HCM nói bản thân rất ngạc nhiên khi nghe thông tin chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (DDCI) năm 2024 của TP.Thủ Đức thấp nhất trong 22 địa phương.Điều này cho thấy trách nhiệm không chỉ riêng TP.Thủ Đức mà còn liên quan cả các sở ngành thuộc UBND TP.HCM. "Vấn đề cải cách hành chính, đạo đức công vụ, thái độ phục vụ của cán bộ, công chức, sự giúp đỡ của chúng ta còn có điều gì chưa tốt khiến doanh nghiệp bỏ đi", Chủ tịch Nguyễn Văn Được đánh giá.Ông Được đề nghị tập trung giải quyết các dự án tồn đọng để hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng 2 con số, khơi thông nguồn lực, tăng thu ngân sách, thúc đẩy đầu tư công, nhất là các dự án giao thông.Người đứng đầu chính quyền TP.HCM cho rằng Thủ Đức có vị trí đặc thù nên cần tư duy, cách làm đặc thù, khơi dậy niềm tự hào, khát vọng đưa thành phố phát triển xứng tầm, là thành phố đáng sống."Mình có quy hoạch tốt, dư địa tốt nhưng không có doanh nghiệp nào đến thì lấy đâu mà phát triển. Doanh nghiệp có đầu tư thì mới tạo ra nguồn thu. Doanh nghiệp là nguồn lực và động lực. Đã xác định thì vậy thì phải nâng niu, làm vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi", ông Được chia sẻ thêm.Về định hướng sắp tới, Chủ tịch TP.HCM gợi mở định hướng Thủ Đức phát triển theo chiến lược 1 – 4 – 1. Trong đó, số 1 đầu tiên là trung tâm tài chính quốc tế. Số 4 gồm trung tâm công nghệ cao đa mục tiêu, trung tâm về trí tuệ nhân tạo, khu công nghiệp công nghệ cao, y tế và giáo dục chất lượng cao. Số 1 còn lại là hạ tầng giao thông và hạ tầng số, trong đó Thủ Đức cần tập trung cho nhiệm vụ giải phóng mặt bằng.Ông Được cũng đề nghị TP.Thủ Đức cần năng động, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong xử lý công việc, nhất là những việc còn tồn đọng. Bên cạnh đó, địa phương cũng cần quyết liệt đảm bảo tăng thu (từ thuế, các dự án, tiền sử dụng đất) để có nguồn lực tái đầu tư.Về kiến nghị tháo gỡ vướng mắc trong việc tiếp nhận công trình tài trợ, ông Được cho biết quy định đã rõ, có thể nhận theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) không hoàn lại nên địa phương cần nhanh chóng triển khai, không nhất thiết phải chờ hướng dẫn."Luật đã rõ thì cứ việc làm, đừng vì lợi ích gì đó ảnh hưởng đến ngân sách thì có gì đâu mà khó", ông Được nói, đồng thời dẫn chứng cây cầu đi bộ nối quận 1 với khu đô thị mới Thủ Thiêm của Tập đoàn NutiFood tài trợ dự kiến khởi công cuối tháng 3.2025 cũng theo hình thức BT không hoàn lại.Ông đề nghị Sở Tài chính hướng dẫn tận tình để TP.Thủ Đức triển khai, sớm tiếp nhận các công trình của nhà đầu tư tài trợ.
Cận cảnh đường ống dẫn nước Sonasea Vân Đồn Harbor City bạt rừng lắp đặt
Theo ghi nhận của Thanh Niên, 10 giờ ngày 22.1, nhiều người đã đến chùa Diệu Pháp thả cá sau khi cúng ông Táo. Ngoài cá chép đỏ, nhiều người còn phóng sanh, cá trê, cá lóc, chim…Trước khi thả cá, không ít người thắp nhang cầu nguyện để gia đình, người thân có nhiều may mắn, bình an và mạnh khỏe. Dù có cơ quan chức năng túc trực ở bến chùa Diệu Pháp, tình trạng cá bị chích điện sau khi thả không còn diễn ra nhưng một số người vẫn thuê thuyền ra tận giữa sông để thả. Chị Phương Tú (37 tuổi, ở Q.Bình Thạnh) thả cá chép, cá rô và cá trê trong ngày 23 tháng chạp. Trước khi thả cá nhà chị đã cúng mâm đồ ngọt bao gồm bông vạn thọ, dưa hấu, kẹo thèo lèo… Đây là năm đầu tiên chị mang cá đến chùa Diệu Pháp để thả, những năm trước thả ở các kênh gần nhà. "Năm nay có lực lượng chức năng ở đây nên cá được bơi thoải mái, nếu tình trạng người thả người vớt diễn ra thì cũng không hay lắm. Sáng nay tôi mua cá hết 150.000 đồng, không trả giá vì mang đến chùa thả, người bán nói bao nhiêu sẽ mua bấy nhiêu", chị Tú chia sẻ. Bà Trần Sâm (64 tuổi, ở Q.Tân Bình) chia sẻ, cúng ông Táo là phong tục cổ truyền của người dân Việt Nam. Ngày 23 tháng chạp thường cúng ông Táo về trời, muốn xin các vị thần linh phù hộ cho gia chủ được bình an, tai qua nạn khỏi, đi đến nơi về đến chốn. "Sáng nay, tôi mua cá với giá 20.000 đồng/cá lớn, cá nhỏ khoảng 15.000 đồng, tôi mua 3 con về để thả. Năm nào tôi cũng đến chùa Diệu Pháp để thả vì yên tâm, sạch sẽ, trang nghiêm, tâm mình cũng được thanh thản. Nhìn thấy cá bơi tôi có cảm giác ông Táo về trời để phù hộ cho gia đình được hạnh phúc", bà Sâm bày tỏ.Bà Cao Thị Mỹ Linh (50 tuổi, ở Q.Bình Thạnh) cho biết: "Mâm cúng ông Táo đặt lên bàn thờ của gia đình tôi có kẹo thèo lèo, vàng mã, trái cây… Cúng ông Táo nhất định phải có cá chép để gia đình được bình an nên sáng nay tôi đến chùa thả cá phóng sanh. Năm nào tôi cũng cúng ngày 23 tháng chạp, mong cho gia đình luôn được vui vẻ, mọi thứ đều thuận lợi".