Vì sao HLV Lê Huỳnh Đức và CLB Bình Dương khó đua vô địch V-League?
Theo TechCrunch, Getty Images và Shutterstock, hai tên tuổi hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp ảnh stock (những hình ảnh chuyên nghiệp được chụp về các địa điểm, địa danh, thiên nhiên, sự kiện...), đã chính thức 'về chung một nhà' sau thương vụ sáp nhập đình đám trị giá 3,7 tỉ USD. Thương vụ này được công bố vào ngày 7.1, đồng thời xác nhận những tin đồn trước đó trên Bloomberg.Theo thỏa thuận, cổ đông của Getty Images sẽ nắm giữ 54,7% cổ phần của công ty mới, trong khi cổ đông Shutterstock sở hữu 45,3%. Công ty mới sẽ tiếp tục hoạt động dưới tên Getty Images, đồng thời sở hữu các thương hiệu iStock và Unsplash.Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh ngành công nghiệp ảnh stock đang đối mặt với những thách thức to lớn từ sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo (AI). Các công cụ AI tạo sinh như Midjourney, Dall-E và Runway ML cho phép người dùng tạo ra hình ảnh và video theo ý muốn, đe dọa trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các công ty ảnh stock truyền thống.Tuy nhiên, AI cũng mang đến những cơ hội mới. Getty Images có thể cấp phép nội dung của mình cho các công ty AI để huấn luyện mô hình, hoặc phát triển các công cụ AI phục vụ cho việc tìm kiếm và chỉnh sửa ảnh."Thông báo hôm nay đánh dấu bước chuyển mình đầy thú vị cho cả hai công ty", CEO Craig Peters của Getty Images cho biết, "Thương vụ sáp nhập này sẽ mở ra nhiều cơ hội để củng cố nền tảng tài chính, đầu tư vào tương lai, nâng cao chất lượng nội dung, mở rộng phạm vi hoạt động và phát triển các công nghệ mới nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn".Thương vụ sáp nhập giữa Getty Images và Shutterstock dự kiến sẽ thu hút sự chú ý của các cơ quan quản lý về vấn đề cạnh tranh.Khởi tố, bắt giam tài xế tông chết thai phụ cùng con gái
Mặc dù nhiều nguồn tin tỏ ra lạc quan về tác động của trận động đất đối với ngành sản xuất chip trong khu vực nhưng hậu quả dường như lại khác. Sau khi tiến hành phân tích sâu hơn, các phương tiện truyền thông địa phương đã đưa ra cảnh báo rằng TSMC có thể phải loại bỏ tới 20.000 tấm silicon có chip do ảnh hưởng của trận động đất. Thông tin này được tờ Commercial Times của Đài Loan dẫn nguồn từ một số cơ quan chính thức.Hiện tại, hoạt động tại hai nhà máy Fab 14 và Fab 18 ở Đài Nam đã bị đình chỉ, điều này có thể dẫn đến sự sụt giảm doanh thu của TSMC trong quý đầu tiên năm nay. Tuy nhiên, các cơ sở đóng gói chip CoWoS của TSMC không bị ảnh hưởng, đảm bảo công ty vẫn có khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất chip cho Nvidia.Tại các công trường xây dựng của TSMC cho nhà máy mới, việc kiểm tra an toàn đã được hoàn tất trong vòng 24 giờ sau trận động đất với công việc đã tiếp tục diễn ra. Mặc dù các cơ sở ở Đài Nam được thiết kế để chịu được động đất lên tới 7 độ Richter, nhưng trận động đất này kéo dài hơn dự kiến khiến nó có thể gây gián đoạn cho hoạt động của thiết bị xử lý. Một số dây chuyền sản xuất chip đã phải tạm dừng để kiểm tra và khởi động lại, với thời gian ngừng hoạt động có thể kéo dài từ một ngày trở lên.Việc đánh giá thiệt hại từ trận động đất này sẽ cần thời gian. Hiện tại, ước tính có từ 10.000 đến 20.000 tấm silicon bị ảnh hưởng. TSMC tại Đài Nam sản xuất chip 3nm và 5nm cho các khách hàng lớn như Apple, Intel, Nvidia và AMD, nhưng mức độ thiệt hại đối với họ vẫn chưa được xác định rõ ràng.
Giảm gần 8 kg nhờ nhảy dây, KOLs kiêm 'hot mom' Hà thành gây bão mạng
Tuy nhiên, Honda Vision nhỉnh hơn đối thủ đôi chút ở kích thước cốp xe với thể tích 18 lít, trong khi đối thủ chỉ ở mức 14,2 lít. Bù lại, Yamaha Janus lại được trang bị tấm cách nhiệt dưới cốp xe, giảm nhiệt độ tỏa ra từ động cơ vào cốp xe.
Gần cuối hiệp 1, Nguyễn Xuân Son đã dính chấn thương nặng ở chân phải và rời sân ngay lập tức để đi cấp cứu. Chân sút sinh năm 1997 ôm mặt khóc và rời sân bằng cáng. Đây có lẽ là hình ảnh buồn nhất mà hàng triệu trái tim của người hâm mộ bóng đá Việt Nam phải chứng kiến ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2024, trong buổi tối đầy vinh quang của thầy trò HLV Kim Sang-sik. Nguyễn Xuân Son dù không thể hiện diện trên sân để ăn mừng cùng các đồng đội, nhưng anh cũng đã có thể nở nụ cười hạnh phúc.Đội tuyển Việt Nam đánh bại đối thủ đầy duyên nợ Thái Lan để vô địch, Xuân Son góp công rất lớn trong hành trình này. Dù không chơi trọn vẹn ở chung kết lượt về, nhưng cú đúp danh hiệu cá nhân trong lễ trao giải đã ghi nhận sự xuất sắc của tiền đạo nhập tịch. Xuân Son xứng đáng được vinh danh, và anh đã ẵm cú đúp danh hiệu danh giá nhất của AFF Cup 2024: vua phá lưới và cầu thủ xuất sắc nhất giải. Tiền đạo đang khoác áo CLB Nam Định gia nhập "cuộc đua" trễ hơn (chính thức được khoác áo đội tuyển Việt Nam từ trận cuối vòng bảng gặp Myanmar) so với nhiều gương mặt xuất sắc khác, nhưng đã thể hiện được đẳng cấp khi ghi đến 7 bàn sau 4 trận. Trong đó, ấn tượng đậm nét nhất mà Xuân Son để lại chính là cú đúp bàn thắng giúp đoàn quân của ông Kim Sang-sik giành chiến thắng với tỷ số 2-1 trên sân Việt Trì, tại trận chung kết lượt đi hôm 2.1.Ngoài 2 danh hiệu cá nhân, với chức vô địch AFF Cup cùng đội tuyển Việt Nam, Son như lập 'cú hat-trick' tại giải.Một cá nhân khác của đội tuyển Việt Nam cũng được vinh danh ở lễ trao giải AFF Cup 2024 là Nguyễn Đình Triệu. Thủ môn sinh năm 1991 đã bất ngờ soán vị trí "người gác đền" số 1 ở đội tuyển Việt Nam của Nguyễn Filip. Anh được bắt chính ở trận ra quân gặp Lào, rồi sau đó dự bị 2 trận liên tiếp khi Việt Nam chạm trán Indonesia và Philippines. Tuy nhiên, bất ngờ đã đến khi HLV Kim Sang-sik đặt niềm tin tuyệt đối vào Đình Triệu ở tất cả các trận còn lại. Với màn trình diễn ổn định trong khung thành, Đình Triệu được bình chọn là thủ môn xuất sắc nhất giải đấu. Từ đầu AFF Cup 2024 (sau 8 trận), đội tuyển Việt Nam chỉ nhận 6 bàn thua, thấp nhất tại AFF Cup 2024.Danh hiệu cá nhân còn lại của AFF Cup 2024 thuộc về "thần đồng" của bóng đá Thái Lan, Suphanat Mueanta. Tiền đạo từng thi đấu ở châu Âu đã chơi cực hay và nhiều lần tỏa sáng đúng lúc, với những bàn thắng có ý nghĩa rất quan trọng giúp đội bóng xứ sở chùa vàng vượt khó trong hành trình tiến đến chung kết AFF Cup 2024. Chân sút sinh năm 2002 được vinh danh là ngôi sao triển vọng của giải đấu. Suphanat Mueanta nhiều lần kiến tạo cho đồng đội ghi bàn và đóng góp đến 4 pha lập công cho "voi chiến".Asean Mitsubishi Electric Cup 2024 được trình chiếu trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
Chương trình 'Tháng 3 biên giới': Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Nghệ An
Chiều 4.3, tại trụ sở T.Ư Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo T.Ư về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Ban Chỉ đạo), chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.Kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá, kể từ phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo đến nay, nhiều nội dung công việc liên quan tới Nghị quyết 57 đã được bắt tay vào triển khai thực hiện. Ban Chỉ đạo được kiện toàn, hoàn thiện quy chế hoạt động, tổ giúp việc, hội đồng tư vấn…Quốc hội cũng đã kịp thời ban hành Nghị quyết 193 với nhiều nhóm cơ chế, chính sách để bước đầu thể chế hóa Nghị quyết 57 vào thực tiễn. Việc chuyển đổi số trong các cơ quan đảng bước đầu có những chuyển biến tích cực…Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải gắn kết triển khai Nghị quyết 57 với tiếp tục triển khai Nghị quyết 18 để tái cấu trúc hệ thống quản lý từ T.Ư đến cơ sở, gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đảm bảo đồng bộ hoạt động các cấp chính quyền.Tổng Bí thư cũng đề nghị các cơ quan Chính phủ đánh giá xem việc tinh gọn vừa qua "tính ra tiết kiệm được bao nhiêu tiền", để đầu tư vào các nhiệm vụ, trong đó có đầu tư cho lĩnh vực khoa học, công nghệ.Tổng Bí thư yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện cơ chế, thể chế chính sách, đảm bảo nguồn lực, nhân lực triển khai thực hiện Nghị quyết 57. Nhiệm vụ này phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, hiệu quả, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo yêu cầu của Tổng Bí thư, phải tập trung xây dựng hoàn thiện hạ tầng nền tảng số, đặc biệt là trung tâm dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; phát triển các khu công nghệ cao, công nghệ chiến lược như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ bán dẫn.Cùng với đó, phải mạnh dạn lựa chọn, đưa sản phẩm vào thực tiễn, nhất là các sản phẩm do các doanh nghiệp phát triển, triển khai thí điểm vừa làm vừa hoàn thiện, đánh giá hiệu quả trước khi nhân rộng.Nói về các nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị, Tổng Bí thư yêu cầu, Đảng ủy Quốc hội và Đảng ủy Chính phủ cần tập trung xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua ngay tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5).Tổng Bí thư cũng yêu cầu điều chỉnh dự toán ngân sách năm 2025 để bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, và tiếp tục nâng lên thành 2% GDP trong 5 năm tiếp theo. Cùng đó, phải tập trung chuyển đổi hàm lượng tỷ lệ khoa học, công nghệ trong sản phẩm, hàng hóa để tăng tính cạnh tranh.Một nhiệm vụ quan trọng, theo Tổng Bí thư, phải cập nhật khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, chính quyền số và điều chỉnh các hệ thống theo hướng phù hợp với mô hình chính quyền 3 cấp: T.Ư, tỉnh, xã. Trong đó, phải số hóa các dữ liệu phục vụ cho bàn giao, nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính để thực hiện được ngay sau khi kết thúc mô hình cấp huyện, hoàn thành trong quý 2/2025.Tổng Bí thư cũng yêu cầu nghiên cứu phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược; lập quỹ đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo Tổng Bí thư, cần phát triển hạ tầng công nghệ dữ liệu và ứng dụng, xây dựng và hoàn thiện hạ tầng số, nền tảng số, đảm bảo phục vụ phủ sóng mạng di động băng thông rộng 5G toàn quốc, đẩy mạnh triển khai internet vệ tinh; sớm đưa trung tâm dữ liệu quốc gia vào vận hành.Đồng thời, phát triển trí tuệ nhân tạo, xác định đây là công nghệ mũi nhọn đột phá, có kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng triển khai ngay vào những lĩnh vực hành chính công.Tổng Bí thư cũng yêu cầu hoàn thành các tiện ích trên ứng dụng VNeID; mở cổng xuất nhập cảnh tự động. Triển khai thu phí không dừng tại bến xe, bãi đỗ trong đô thị, thúc đẩy văn minh giao thông. Đẩy mạnh số hóa, tái cấu trúc quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là các dịch vụ công liên quan tới đất đai, doanh nghiệp.Tổng Bí thư cũng nêu, cần khẩn trương xây dựng và ban hành danh mục công nghệ chiến lược của Việt Nam; có chương trình quốc gia phát triển công nghệ công nghiệp chiến lược. Đồng thời, cần nghiên cứu kỹ hướng đi của các nước trên thế giới về công nghệ chiến lược; rà soát, nghiên cứu, quản lý về đất hiếm của Việt Nam.