3 kiểu mũ che tai siêu ấm khiến hội chị em mê mệt vì không đụng hàng
Chiều 5.3, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị tại các Kết luận 126, 127, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, đã chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ. Cuộc họp thảo luận, cho ý kiến về đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp để chuẩn bị trình cấp có thẩm quyền.Cùng dự có Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an và các Phó thủ tướng, bộ trưởng.Sau khi nghe báo cáo của Bộ Nội vụ và ý kiến của các đại biểu, Thường vụ Đảng ủy Chính phủ thống nhất mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, đó là cấp tỉnh (gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư) và cấp cơ sở.Đảng ủy Chính phủ cũng thảo luận về các phương án dự kiến sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã.Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh cần căn cứ trên một số tiêu chí quan trọng, đó là diện tích, dân số, kinh tế, văn hóa và khả năng bổ sung, hỗ trợ cho nhau để phát triển.Thủ tướng đánh giá cao công tác chuẩn bị của Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan, đề nghị các cơ quan sớm hoàn thiện đề án báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến.Trước đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (với cả tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.Để thực hiện nội dung này, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức T.Ư, Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể T.Ư và các cơ quan liên quan chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng đề án, tờ trình Bộ Chính trị về sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.Cụ thể, đối với cấp tỉnh, ngoài căn cứ về quy mô dân số, diện tích, cần nghiên cứu kỹ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, mở rộng không gian phát triển, phát huy lợi thế so sánh, đáp ứng yêu cầu phát triển đối với từng địa phương và yêu cầu, định hướng phát triển của giai đoạn mới... làm cơ sở, căn cứ khoa học trong sắp xếp.Đối với cấp xã, cần xác định rõ các mô hình chính quyền địa phương cấp xã đối với khu vực đô thị, nông thôn, miền núi, đồng bằng, hải đảo, quy mô dân số, diện tích, lịch sử, văn hóa, các vấn đề về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, dân tộc, tôn giáo... Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, định biên của chính quyền địa phương cấp xã.Ông Nguyễn Cảnh Anh được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị Eximbank
Khi ấy bến xe chưa hoạt động, chỉ có 3 tuyến xe buýt chạy đến nơi là 55, 76 và 93. Metro còn dang dở, ga cuối chỉ mới "khung sườn", chưa có mái che... Nhưng đứng bên dưới nhìn lên đường tàu điện tôi hình dung một sự sắp xếp khá hợp lý của hai nơi: nhà ga cuối cùng của metro và Bến xe Miền Đông (mới).Chiều ấy, tôi đi bộ một vòng khắp bến xe rộng bát ngát và đẹp, nhìn bao quát chẳng kém các bến xe ở Singapore hay ở Kuala Lumpur tôi đã từng đi, có khi còn đẹp hơn vì mới. Album hình tôi chụp hôm đó khá chi tiết khi xe qua những con đường mà tôi thấy có điểm gì đặc biệt ghi nhớ như cái tháp điều áp ở gần cầu Điện Biên Phủ... Và trên cao, đường metro chưa có gì lắm. Tôi mơ một ngày cho tôi "điền vào chỗ trống" có đoàn tàu trên những bức hình này.Để rồi bốn năm sau cũng ngẫu hứng, tôi ra khỏi nhà với ý định lượt đi sẽ đi lại tuyến buýt đó và lượt về tôi đi metro để tận hưởng cái cảm giác "điền vào chỗ trống" cho những tấm hình cũ.Đang mùa thành phố cây xanh lá và mùa rộn ràng của nhiều loại hoa như sứ, điệp vàng, lim xẹt, giáng hương, kèn hồng... bên đường thật đẹp, tràn đầy sức sống.Cái khác đầu tiên thấy được là tháp điều áp ở Điện Biên Phủ không còn màu xi măng như năm xưa mà được sơn hai màu trắng xanh. Tháp này và tháp ở Nhà máy nước Thủ Đức được xây dựng cùng lúc vào năm 1960. Lúc đó, tháp có tên gọi là Surge Tower (tháp trào), còn người dân Sài Gòn xưa thì quen gọi là "tháp phi thuyền Apollo". Nó khiến tôi nhớ một thời trường tôi học gần Nhà máy nước Thủ Đức. Vào buổi trưa đúng 12 giờ có tiếng còi hụ thật to, sinh viên học buổi sáng thì tan lớp rồi vào căng tin lấy cơm trưa; lớp học buổi chiều lục tục chuẩn bị lên lớp - những người cùng thế hệ tôi thời ấy chắc không thể nào quên. Tôi không biết bây giờ có còn tiếng còi hụ nữa không, thời tôi học đã qua gần nửa thế kỷ rồi!Chợ Thủ Đức vẫn như ngày nào tôi tuổi hai mươi, từ chợ tôi đạp xe qua mấy con dốc mới lên đến trường. Cũng một thời khó quên.Và kìa, đoàn tàu xinh xắn hiện ra ở đường trên cao vào nhà ga cuối cùng là Bến xe Miền Đông. Tôi phải thú thật, có một cảm giác thật khó tả trong tôi khi hình dung lại bốn năm trước mình đã qua đây nhìn lên cao với ước mơ được chụp những tấm hình "điền vào chỗ trống".Từ chỗ xe buýt ngừng, đường đi toàn bộ có mái che, đúng nghĩa "mưa không tới mặt, nắng không tới đầu". Bến xe đẹp, rộng rãi nhưng vắng khách dù xe đi về các tỉnh miền Đông và cả miền Tây. Có bảng điện tử lịch xe chạy, tiện nghi hơn nhiều các bến xe cũ, cảm giác này khá dễ chịu.Tôi hỏi chuyện hai người khách, ngẫu nhiên sao họ đều về miền Tây, một người đi Cần Thơ, một người về Cao Lãnh. Chị đi Cao Lãnh nói với tôi rằng, nếu chị ra Bến xe Miền Tây, xe về Cao Lãnh sẽ dừng trước nhà chị, nhưng vì chị mang đồ cồng kềnh đi từ Suối Tiên nên ra đây cho tiện. Có chút bất tiện là đi từ bến xe này, đến Cao Lãnh phải đi xe trung chuyển về nhà. Hai tuyến xe cùng về Cao Lãnh nhưng chạy khác đường.Tôi lòng vòng một lát rồi sang nhà ga metro trở về.Tôi xuống nhà ga Bến Thành và lên cửa số 3 là ngay chợ. Cái cảm giác như mình vừa đi một tour du lịch ngắn nào đó là có thật. Và thấy vui khi chính mình được nhìn lại sự thay đổi nhỏ của thành phố trong bốn năm từ một kỷ niệm lưu trên Facebook.
Mua sắm trực tuyến lên ngôi: Giải pháp mua sắm cho người bận rộn
Đối với nhóm dự án khu du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng núi Chứa Chan có tổng mức đầu tư khoảng 18.000 tỉ đồng.Trước đó, nhằm phát triển khu vực núi Chứa Chan và hồ Núi Le (đều thuộc H.Xuân Lộc) thành điểm du lịch hấp dẫn, Đồng Nai đã kêu gọi đầu tư chuỗi đô thị - dịch vụ - du lịch rộng 1.342 ha tại đây.Riêng khu vực núi Chứa Chan, Đồng Nai dự tính hình thành nơi đây khu dân cư, thể thao nghỉ dưỡng với quy mô khoảng 275 ha, trong đó sân golf rộng khoảng 100 ha.Hiện, Đồng Nai đang hoàn thiện các thủ tục liên quan như lập chủ trương đầu tư; xây dựng phương án phát triển du lịch rừng bền vững và đề án du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, giải trí tại khu vực núi Chứa Chan; lập quy hoạch phân khu chức năng khu vực núi Chứa Chan; chuyển đổi mục đích đất rừng sang mục đích đất khác và danh mục thu hồi đất để triển khai dự án và nghiên cứu lập phương án đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án theo quy định.Núi Chứa Chan còn có tên gọi khác là Gia Lào hay Gia Ray, cao 837m, là ngọn núi cao thứ 2 ở miền Nam (chỉ đứng sau núi Bà Đen ở Tây Ninh), được Bộ VH-TT-DL xếp hạng di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia từ năm 2012.
Thủ tướng Greenland ngày 4.2 cho biết nơi này sẽ tổ chức tổng tuyển cử vào tháng 3 tới, khi vùng lãnh thổ này đang nằm trong tầm ngắm của Tổng thống Mỹ Donald Trump.Hòn đảo bán tự trị ở Bắc Cực này hiện là một vùng lãnh thổ thuộc Đan Mạch.Tuy nhiên, vào tháng trước, ông Trump cho hay ông muốn giành quyền kiểm soát Greenland vì nguồn tài nguyên khoáng sản khổng lồ chưa được khai thác của nơi này và không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực quân sự hoặc kinh tế để đạt được mục tiêu trên.Cùng ngày 4.2, các nhà lập pháp ở Greenland đã có động thái cấm các khoản quyên góp ẩn danh và từ nước ngoài cho các đảng phái chính trị, nhằm ứng phó với lo ngại về sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bỏ phiếu sắp tới.Tuần này, Greenland cũng thắt chặt các quy định về đầu tư bất động sản và bất động sản nước ngoài.Giành độc lập từ Vương quốc Đan Mạch dự kiến sẽ là vấn đề trọng tâm trong cuộc bầu cử được ấn định tổ chức vào ngày 11.3. Cả 5 đảng trong quốc hội đều ủng hộ độc lập, trong khi có quan điểm khác nhau về cách thức và thời điểm có thể đạt được mục tiêu này.Đảng đối lập Naleraq, nắm giữ 5 ghế trong quốc hội gồm 31 ghế, muốn cắt đứt quan hệ với Đan Mạch ngay lập tức.Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy phần lớn người dân Greenland sẽ bỏ phiếu ủng hộ độc lập nếu cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức ngay.Bà Liv Aurora Jensen, ứng cử viên của đảng cánh tả Inuit Ataqatigiit, cho biết nhiều người dân Greenland đang bức xúc vì Greenland kém phát triển, và nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào các khoản ngân sách từ Đan Mạch.Và chuyến thăm Greenland gần đây của con trai tổng thống Mỹ là ông Donald Trump Jr. - diễn ra sau khi Tổng thống Trump cam kết rằng Greenland sẽ “được hưởng lợi rất nhiều” nếu trở thành một phần của Mỹ - dường như đã chứng minh một điều.“Về chuyến thăm của ông Donald Trump Jr. gần đây, mọi người thực sự bắt đầu nói về độc lập và chúng ta là ai với tư cách là một dân tộc. Và tôi nghĩ đó là một cú sốc đối với Đan Mạch, bạn biết đấy. Tôi nghĩ chính phủ và người dân Đan Mạch đã thức tỉnh, bởi vì quốc gia lớn nhất, cường quốc lớn nhất thế giới đã đến và nói rằng ‘chúng tôi muốn có Greenland vì quý vị không thể chăm lo cho Greenland, không thể giúp nơi đây phát triển'”, bà Jensen nói.Greenland đã nằm dưới sự kiểm soát của Đan Mạch trong nhiều thế kỷ. Năm 2009, hòn đảo này đã được trao quyền tự chủ lớn hơn, bao gồm quyền tuyên bố độc lập khỏi Đan Mạch thông qua trưng cầu dân ý.Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy 45% người dân vẫn phản đối độc lập nếu nó ảnh hưởng tiêu cực đến mức sống - một dấu hiệu cho thấy con đường rời khỏi Đan Mạch có thể không rõ ràng.Đáp lại sự quan tâm của ông Trump, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen đã tuyên bố rằng Greenland không phải để bán và tái khẳng định hòn đảo vẫn là một phần của Vương quốc Đan Mạch.
Quân Nguyễn, Pu Lê giành giải thưởng Chuyên gia trang điểm của năm
Trong đơn gửi 2 bộ và Văn phòng Chính phủ, nhóm doanh nghiệp ngành thức ăn chăn nuôi đã kiến nghị về bất cập trong thực hiện Nghị định 144/2024/NĐ-CP ngày 1.1.12024. Nghi định này quy định, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mặt hàng khô dầu đậu tương có mã số hàng hóa 23040090 được giảm từ 2% xuống 1%. Nhưng từ khi nghị định này có hiệu lực từ ngày 16.12.2024 đến nay, các doanh nghiệp không thể tiếp cận chính sách hỗ trợ về giảm thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi.Cụ thể, từ đầu tháng 12.2024, các chi cục hải quan TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu áp mã số hàng hóa đối với mặt hàng này là 23040029, có thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 2%. Trong khi đó, từ trước tháng 12.2024, bao gồm cả thời gian sau khi Thông tư 31/2022/TT-BTC có hiệu lực, các doanh nghiệp luôn khai báo khô dầu đậu tương nhập khẩu dùng làm thức ăn chăn nuôi theo mã số hàng hóa 23040090 (có thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 1%) trên hệ thống VNACC/VCIS của Tổng cục Hải quan và hệ thống đăng ký kiểm tra chuyên ngành của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT).Sự khác biệt, chưa thống nhất về mã số hàng hóa này không chỉ làm tăng thời gian thông quan hàng hóa, phát sinh thêm chi phí mà còn dẫn đến tâm lý hiểu nhầm hoặc nghi ngờ của doanh nghiệp đối với chủ trương, chính sách và tính đồng bộ, khách quan trong các quy định của cơ quan quản lý.Ngoài ra, từ khi Nghị định 144/2024/NĐ-CP có hiệu lực đến nay, chỉ trong nửa tháng giá khô dầu đậu tương trên thị trường thế giới và trong nước bất ngờ tăng mạnh hơn 12% do những biến động về cung cầu.Cũng theo các doanh nghiệp, hiện tại đang có sự chênh lệch về thuế suất thuế nhập khẩu mặt hàng này giữa các nước xuất khẩu có các hiệp định tự do thương mại với Việt Nam như: Ấn Độ, ASEAN...được hưởng thuế suất 0%. Các doanh nghiệp trong ngành vì thế bị giới hạn về phạm vi nguồn gốc hàng hóa và khó tiếp cận các quốc gia có sự ổn định nhiều hơn về sản lượng và chất lượng khô dầu đậu tương: Mỹ, Argentina, Brazil... Ngoài ra, nếu thuế suất thuế nhập ưu đãi đối với khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi đều được áp dụng ở mức 1% thì có thể góp phần tăng sản lượng nhập khẩu và hài hòa cán cân thương mại với Mỹ, tránh nguy cơ bị chính quyền mới của tổng thống đắc cử D.Trump áp dụng các biện pháp giám sát và tự vệ thương mại gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.